Rối loạn tiêu hóa ở trẻ em – cách nhận biết

Tham vấn bác sĩ
Phó Giáo sư, Tiến sĩ

Vũ Văn Khiên

Phó giám đốc phụ trách Nội soi tiêu hóa

Rối loạn tiêu hóa ở trẻ em là tình trạng rất phổ biến và hầu như bé nào cũng từng gặp phải ít nhất một vài lần. Ở trẻ em, chức năng tiêu hóa có phần non nớt sẽ dễ bị tổn thương bởi các yếu tố khác. Việc nhận biết sớm các dấu hiệu rối loạn tiêu hóa ở trẻ sẽ giúp người lớn có hướng xử trí đúng đắn khi bé mắc phải.

Dấu hiệu rối loạn tiêu hóa ở trẻ em

Hệ tiêu hóa của trẻ còn non nớt nên rất dễ bị tổn thương.

1. Dấu hiệu rối loạn tiêu hóa ở trẻ em

Những triệu chứng sau là dấu hiệu điển hình nhất thông báo rằng trẻ đang bị rối loạn tiêu hóa.

– Trẻ nôn trớ: Tình trạng này thường gặp đối với những trẻ nhỏ dưới 1 tuổi. Vì khi đó hệ tiêu hóa còn non nớt, chưa thể tiêu thụ được đa dạng các loại thức ăn.

Trẻ bị táo bón: Khi cho trẻ ăn những loại thực phẩm cay nóng, đồ chiên rán hay đồ quá cứng… thì trẻ sẽ bị táo bón. Nếu táo bón kéo dài sẽ khiến trẻ mệt mỏi, chán ăn, rối loạn kéo dài.

Trẻ bị tiêu chảy: Đây là triệu chứng điển hình khi trẻ bị tiêu chảy, khi đó trẻ sẽ chóng kiệt sức vì bị mất nước. Đồng thời, trẻ chán ăn xanh xao.

– Bụng chướng, ợ hơi: Khi bụng của trẻ bị cương cứng, chướng lên mà không xẹp, thường xì hơi và ọc ạch liên tục thì cũng là một dấu hiệu của chứng rối loạn tiêu hóa. Do hệ tiêu hóa hoạt động chưa tốt khiến thức ăn bị ứ đọng, lên men khiến trẻ bị chướng bụng.

– Trẻ chán ăn: Thông thường, chán ăn không hẳn là do bị rối loạn tiêu hóa, tuy nhiên nếu trẻ hay quấy khóc, không ăn cả những món trước đó vẫn yêu thích thì có khả năng hệ tiêu hóa của trẻ đang không ổn.

– Trẻ đau bụng: khi ấn vào bụng trẻ thấy cứng, trẻ kêu đau, nhiều khi đau đến tái mặt, nắm chặt tay… cũng là một trong những dấu hiệu bị đau bụng do rối loạn tiêu hóa.

2. Nên làm thế nào khi gặp rối loạn tiêu hóa ở trẻ em?

Khi người lớn nhận thấy trẻ có những dấu hiệu kể trên, cần thực hiện như sau:

– Chú ý lúc cho trẻ ăn cần từ từ từng chút một, không ép trẻ ăn miếng quá to hoặc quá nhiều

– Theo dõi kỹ và đưa bé đến y tế nếu trẻ nôn trớ kèm sốt mệt mỏi, nôn quá nhiều lần.

– Nếu trẻ có triệu chứng tiêu chảy thì cần bổ sung oresol, tốt nhất nên theo tư vấn của bác sĩ chuyên khoa. Nếu tình trạng kéo dài thì cần đi khám ngay và không nên dùng các loại thuốc khi chưa có chỉ định.

– Nếu các triệu chứng kéo dài nhiều giờ, nhiều ngày, không nên trì hoãn việc đưa bé đến y tế để được xử trí kịp thời.

Xử lý rối loạn tiêu hóa ở trẻ em

Thăm khám với bác sĩ chuyên khoa để tìm ra nguyên nhân và cách xử lý khi trẻ bị rối loạn tiêu hóa.

3. Biện pháp ngăn ngừa rối loạn tiêu hóa ở trẻ em

3.1. Ngăn ngừa rối loạn tiêu hóa ở trẻ em bằng chế độ ăn hợp lý

Chế độ ăn là yếu tố quan trọng nhất để hệ tiêu hóa của trẻ thích nghi được và hạn chế các triệu chứng khó chịu.

– Cho trẻ em ăn chín uống sôi, dùng thực phẩm đảm bảo vệ sinh và an toàn. Trẻ cũng cần được vệ sinh sạch sẽ trước khi dùng bữa vì vi khuẩn từ tay có thể xâm nhập và khiến hệ tiêu hóa của trẻ bị ảnh hưởng.

– Trẻ cần được ăn đúng giờ, đúng bữa để hệ tiêu hóa làm quen với giờ giấc.

– Trẻ cần bổ sung đủ rau xanh và những loại thực phẩm nhiều chất xơ. Ngũ cốc nguyên hạt, hoa quả, rau củ… cần được bổ sung đầy đủ thay vì chỉ ăn thịt. Nếu trẻ kén ăn rau thì cần chế biến đa dạng để trẻ hứng thú hơn. Chất xơ có vai trò rất quan trọng để trong việc thúc đẩy tiêu hóa, loại bỏ chất thải và duy trì năng lượng và dinh dưỡng cho trẻ.

– Trẻ cũng cần uống nhiều nước hằng ngày để hệ tiêu hóa hoạt động dễ dàng hơn. Nên khuyến khích trẻ uống nước bằng cách cho trẻ uống nước ép hoa quả song song với nước lọc.

Ngoài thực đơn ăn uống hằng ngày, để nâng cao sức đề kháng cho trẻ thì bố mẹ cũng lưu ý bổ sung thêm các loại khoáng chất và vitamin thiết yếu. Tốt nhất cần có kết quả khám sức khỏe của trẻ để có sự bổ sung đúng chất, đúng lượng. Tham khảo ý kiến bác sĩ về các thực phẩm bổ sung kẽm, crom, vitamin… hỗ trợ tăng cường miễn dịch và sức đề kháng cho bé. Cần lắng nghe ý kiến chuyên gia trong vấn đề dùng thực phẩm chức năng và các loại sữa khác.

3.2. Luyện tập thể lực cho trẻ

Ngoài chế độ ăn uống, rèn luyện thể chất cũng rất quan trọng để trẻ ăn uống và hấp thu tốt hơn. Khi đó, hệ tiêu hóa sẽ hoạt động nhịp nhàng và trôi chảy, hạn chế táo bón và các triệu chứng khó chịu khác.

Rối loạn tiêu hóa ở trẻ em là gì

Tạo lập cho trẻ chế độ ăn uống và vận động lành mạnh, khoa học để ngăn chặn các vấn đề về tiêu hóa.

3.3. Xây dựng lối sống lành mạnh để ngăn ngừa rối loạn tiêu hóa ở trẻ

Nên rèn luyện cho trẻ lối sống sạch sẽ, không ăn bẩn, nên vệ sinh tay chân răng miệng thường xuyên. Nhà cửa cũng cần được dọn dẹp sạch sẽ thông thoáng để vi khuẩn hạn chế thâm nhập vào đường ruột của trẻ.

3.4. Thăm khám sức khỏe định kỳ cho trẻ

Trẻ cần được khám sức khỏe toàn diện để xác định các cơ quan đều hoạt động tốt và hiệu quả. Khi có các dấu hiệu bất thường thì ngoài cách xử lý gấp tại nhà thì cần đưa trẻ đến địa chỉ uy tín để tiến hành thăm khám cho bé. Bất cứ loại thuốc nào được kê cho trẻ cũng cần tham khảo ý kiến bác sĩ chứ không nên tự ý điều trị theo dân gian hoặc ý kiến của người nhà.

Rối loạn tiêu hóa ở trẻ tuy đa phần không quá nghiêm trọng nhưng ảnh hưởng lớn đến khẩu vị và sự phát triển của bé. Do đó, người lớn cần quan tâm các dấu hiệu của bé để có phương án xử trí thích hợp, tránh kéo dài triệu chứng ảnh hưởng đến sức khỏe của bé.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital