Rối loạn thần kinh thực vật là gì?

Tham vấn bác sĩ
Tiến sĩ, Bác sĩ

Nguyễn Văn Doanh

Trưởng khoa Khám bệnh

Rối loạn thần kinh thực vật là gì, biểu hiện của bệnh như thế nào và điều trị rối loạn thần kinh thực vật ra sao là vấn đề nhiều người băn khoăn cần được giải đáp cụ thể. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp những thông tin hữu ích bạn đọc nên tham khảo.

1. Rối loạn thần kinh thực vật là gì?

Hệ thần kinh thực vật là hệ thần kinh tự  động có tác dụng điều khiển hoạt động của các cơ quan trong cơ thể một cách chủ động, không phụ thuộc vào sự chỉ huy của não bộ. Chức năng của hệ thần kinh thực vật là điều hòa các quá trình chuyển hóa vật chất, điều hòa hoạt động của cơ quan nội tạng cũng như hệ thần kinh trung ương với sự tham gia của cả hai hệ thần kinh giao cảm và phó giao cảm.

Rối loạn thần kinh thực vật là sự mất cân bằng của 2 hệ thống thần kinh giao cảm và phó giao cảm.

Rối loạn thần kinh thực vật là sự mất cân bằng của 2 hệ thống thần kinh giao cảm và phó giao cảm.

2. Triệu chứng cảnh báo bệnh rối loạn thần kinh thực vật

Rối loạn thần kinh thực vật có thể ảnh hưởng một phần nhỏ hay toàn bộ hệ thần kinh thực vật. Một số triệu chứng có thể chỉ ra sự dấu hiệu của bệnh rối loạn thần kinh thực vật bao gồm:

  • Hoa mắt hay ngất khi đứng dậy, hay hạ huyết áp tư thế đứng.
  • Mất khả năng thay đổi nhịp tim khi tập thể dục, hay không gắng sức được.
  • Vã mồ hôi bất thường, có thể thay đổi giữa vã mồ hôi quá nhiều hay vã mồ hôi quá ít.
  • Khó tiêu hóa, như ăn mất ngon, tiêu chảy, táo bón, hay nuốt khó.
  • Các vấn đề về tiết niệu, như khó bắt đầu đi tiểu, tiểu lắt nhắt, và không làm trống bàng quang hoàn toàn.
  • Các vấn đề sinh dục ở nữ, như khô âm đạo hay khó đạt cực khoái.
  • Các vấn đề thị lực, như nhìn mờ hay đồng tử mất khả năng phản xạ nhanh với ánh sáng.

3. Điều trị rối loạn thần kinh thực vật như thế nào?

Rối loạn thần kinh thực vật tuy không gây tử vong cho người bệnh nhưng việc điều trị khá khó khăn. Theo đó, người bệnh cần đến bệnh viện để được bác sĩ chuyên khoa chẩn đoán và chỉ định phương pháp chữa trị tốt nhất.

– Điều trị nội khoa: dùng các thuốc canxi, sinh tố nhóm B (đặc biệt B6), acid glutamic, an thần…

– Điều trị ngoại khoa: với trường hợp rối loạn thần kinh thực vật mà hiện tượng tăng tiết mồ hôi quá nhiều, đặc biệt ở lòng bàn chân, bàn tay do trạng thái cường chức năng giao cảm, làm ảnh hưởng đến sinh hoạt, lao động… Trường hợp này bác sĩ chuyên khoa thần kinh có thể làm thủ thuật hủy hạch giao cảm ngực.

Ngoài ra, để  đối phó với rối loạn thần kinh thực vật người bệnh có thể cải thiện chất lượng cuộc sống như quản lý các triệu chứng thực thể bao gồm:

Thăm khám để được chẩn đoán và điều trị rối loạn thần kinh thực vật hiệu quả

Thăm khám để được chẩn đoán và điều trị rối loạn thần kinh thực vật hiệu quả

– Trầm cảm có thể xảy ra với rối loạn thần kinh thực vật. Liệu pháp chữa trị với một chuyên gia trị liệu, hay nhà tâm lý học có thể giúp bạn đối phó, giữ tinh thần thoải mái, làm việc và nghỉ ngơi điều độ tránh căng thẳng.

– Người bệnh cần chăm chỉ luyện tập thể dục thể thao vừa sức, đều đặn ít nhất 30 phút mỗi ngày để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.

– Lựa chọn chế độ ăn uống lành mạnh, tuyệt đối không sử dụng rượu bia, chất kích thích, và thuốc lá,..

– Người bệnh tốt nhất cần chấp nhận sự giúp đỡ và hỗ trợ từ gia đình và bạn bè khi cần thiết.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital