Rách dây chằng đầu gối có thể gây hậu quả nghiêm trọng

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CK II, Thầy thuốc ưu tú

Nguyễn Thị Kim Loan

Bác sĩ Nội Khoa

Rách dây chằng đầu gối là một trong những chấn thương thường gặp ở vùng khớp gối, có thể xảy ra ở bất kỳ lứa tuổi nào. Nếu không kịp thời xử lý, rách dây chằng đầu gối có thể gây hậu quả nghiêm trọng.
Tổn thương gây chằng đầu gối là một chấn thương thường gặp trong sinh hoạt, lao động. Khó khăn nhất cho người bị tổn thương dây chằng đầu gối là vận động bị hạn chế, sưng nề, đau đớn.

1. Rách dây chằng đầu gối gây hậu quả nghiêm trọng

Sự vững chắc của khớp gối là sự vững chắc của mối quan hệ giữa xương đùi và xương chày, theo chiều trước sau rất quan trọng và được bảo đảm bởi hai dây chằng trong của khớp gối, đó là dây chằng chéo trước khớp gối và dây chằng chéo sau khớp gối. Nhờ có sự vững chắc này mà chúng ta có thể thực hiện được các động tác vận động nhanh, mạnh và dứt khoát.

Rách dây chằng đầu gối chủ yếu là do chấn thương trong quá trình hoạt động thể thao, tai nạn lao động, tai nạn trong sinh hoạt hàng ngày....

Rách dây chằng đầu gối chủ yếu là do chấn thương trong quá trình hoạt động thể thao, tai nạn lao động, tai nạn trong sinh hoạt hàng ngày….

Khi dây chằng đầu gối bị tổn thương, khớp gối của bệnh nhân sẽ mất đi sự vững chắc theo chiều trước sau, quan hệ giữa xương đùi và xương chày bị lỏng lẻo, do đó vận động của bệnh nhân sẽ gặp khó khăn, nhất là các động tác nhanh và liên tục.
Ở một số bệnh nhân mà nhu cầu vận động không cao (phụ nữ, người ít chơi thể thao…) khả năng đi lại của bệnh nhân gần như bình thường do đó một số bệnh nhân chỉ cảm thấy là khớp gối của mình có vấn đề gì đó “không bình thường” nhưng chưa thật sự cảm thấy phiền toái. Tuy nhiên, những hậu quả lâu dài do đứt DCCT gây nên thì thật sự cần được quan tâm một cách thích đáng. Đó là những hậu quả gì?
Khi rách dây chằng đầu gối, quan hệ động học giữa xương đùi và xương chày thay đổi, sự phân phối và truyền lực từ đùi xuống cẳng chân không bình thường, từ đó dẫn đến hai tổn thương thứ phát là rách sụn chêm và thoái hóa khớp.

2. Xử trí khi bị rách dây chằng đầu gối

Rách dây chằng đầu gối ảnh hưởng tới hoạt động nên cần phải được điều trị sớm

Rách dây chằng đầu gối ảnh hưởng tới hoạt động nên cần phải được điều trị sớm

Chấn thương gối rất thường gặp, đặc biệt là trong hoạt động thể thao thường ngày. Lúc này, việc thăm khám để phát hiện các triệu chứng của bệnh ở giai đoạn này tương đối khó khăn vì phần mềm xung quanh bị chấn thương.
Ở giai đoạn này, sau khi đã loại trừ các tổn thương xương khác, có thể bất động cho bệnh nhân bằng nẹp đồng thời sử dụng các thuốc điều trị triệu chứng như giảm đau, chống viêm, giảm phù nề.
Khi đã có chẩn đoán xác định đứt dây chằng khớp gối, chỉ định phẫu thuật là cần thiết để phục hồi lại cơ năng khớp gối cho bệnh nhân và ngăn ngừa các tổn thương thứ phát như rách sụn chêm, thoái hóa khớp. Với sự phát triển của phẫu thuật nội soi, điều trị rách dây chằng đầu gối cũng được thực hiện dễ dàng.
Hiện nay, tạo hình dây chằng đầu gối được thực hiện hoàn toàn bằng phương pháp nội soi, an toàn, khả năng phục hồi tới 90% hoặc hoàn toàn.

Phẫu thuật tạo hình dây chằng đầu gối bằng phương pháp nội soi giúp khắc phục hậu quả của chấn thương, cải thiện khả năng vận động

Phẫu thuật tạo hình dây chằng đầu gối bằng phương pháp nội soi giúp khắc phục hậu quả của chấn thương, cải thiện khả năng vận động

Bệnh nhân cần  tuân thủ đầy đủ các bài tập phục hồi chức năng mà bác sĩ phẫu thuật hướng dẫn. Bệnh nhân cũng đặc biệt chú ý không nên vận động nhanh, mạnh quá sớm (trong 2 tháng đầu) vì có thể bị rách lại dây chằng. Nên sử dụng một băng gối chức năng để bảo vệ trong thời gian 1-2 năm sau phẫu thuật.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital