Phòng viêm phế quản mạn tính Tại Bệnh viện Thu Cúc

Tham vấn bác sĩ

Để phòng viêm phế quản mạn tính chúng ta cần điều trị sớm bệnh viêm phế quản ngay từ giai đoạn cấp tính. Đồng thời thay đổi thói quen sinh hoạt, vận động, ăn uống nhằm tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
Viêm phế quản mạn tính gặp chủ yếu ở người lớn, nhất là người cao tuổi. Bệnh xảy ra quanh năm nhưng khi thay đổi thời tiết bệnh dễ xuất hiện hoặc tái phát. Nếu không chữa trị dứt điểm có thể gây ra biến chứng nguy hiểm.

1. Tại sao bị viêm phế quản mạn tính?

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến viêm phế quản mạn tính.
– Viêm phế quản cấp không được điều trị dứt điểm sẽ chuyển thành viêm phế quản mạn tính. Viêm phế quản cấp chủ yếu là do vi sinh vật (vi khuẩn, virus, ký sinh trùng).

Những người thường xuyên hút thuốc lá hoặc hít thuốc lá thụ động...là nguyên nhân gây viêm phế quản

Những người thường xuyên hút thuốc lá hoặc hít thuốc lá thụ động…là nguyên nhân gây viêm phế quản

– Do tổn thương kéo dài lớp nhầy niêm mạc phế quản bởi các tác nhân độc hại có trong môi trường sống, nhất là môi trường ô nhiễm bởi khói bụi, khói thuốc lá.
– Do môi trường làm việc hiện tại hoặc tiền sử (người đã nghỉ hưu) có liên quan tới viêm phế quản mạn tính thường gặp ở các công nhân hầm lò, công nhân vệ sinh môi trường, công nhân ở các khu công nghiệp, những người sống ở vùng công nghiệp hoặc gần khu công nghiệp.
bv_1002_size_770_250px_2
Theo các chuyên gia, có tới 90% số bệnh nhân viêm phế quản mạn tính có hút thuốc lá, thuốc lào. Bệnh thường xảy ra sau 50 tuổi do sự tích tụ của thuốc lá, thuốc lào và nếu hút thuốc nhiều từ khi còn trẻ, tỉ lệ viêm phế quản mạn tính tăng lên gấp đôi so với nhóm không hút thuốc.
Ngoài ra, viêm phế quản mạn tính còn có thể do di truyền, hoặc do tuổi tác cao cho nên sức đề kháng kém hoặc do thời tiết chuyển mùa làm tái phát viêm phế quản.

Nếu không phát hiện và điều trị sớm, viêm phế quản sẽ tiến triển thành mạn tính

Nếu không phát hiện và điều trị sớm, viêm phế quản sẽ tiến triển thành mạn tính

2. Phòng viêm phế quản mạn tính

Để phòng viêm phế quản mạn tính cần căn cứ vào các nguyên nhân gây bệnh. Nếu bạn chưa bị viêm phế quản mạn tính, bạn nên:
– Giữ gìn vệ sinh họng miệng để không bị mắc các bệnh về đường hô hấp bằng cách đánh răng, súc họng hàng ngày sau khi ăn, trước và sau khi ngủ dậy, đặc biệt không hút thuốc.
– Mùa lạnh cần tránh cảm lạnh, mặc ấm, ngủ ở buồng không có gió lùa, đủ chăn, đệm và cần tắm nước ấm.
– Nếu nhà ở chật chội, khi đun bếp than, bếp củi, rơm, rạ cần mở cửa cho thoáng, tốt hơn là dùng bếp ít khói để không hít phải khói bụi.
– Cần đeo khẩu trang khi ra đường để tránh lây nhiễm các bệnh về đường hô hấp đặc biệt là viêm phế quản.

Để phòng viêm phế quản mạn tính cần tránh hít phải khói bụi, sử dụng khẩu trang khi ra ngoài đường, tới những nơi đông người

Để phòng viêm phế quản mạn tính cần tránh hít phải khói bụi, sử dụng khẩu trang khi ra ngoài đường, tới những nơi đông người

– Tăng cường vitamin và các khoáng chất cần thiết, tốt cho sức khỏe và tập thể dục thể thao thường xuyên, vừa sức để tăng cường sức đề kháng.
– Điều trị dứt điểm ngay từ khi mới bị viêm phế quản cấp nhằm ngăn ngừa nguy cơ tiến triển thành mạn tính.
Khi đã bị viêm phế quản mạn tính, người bệnh cần tuân thủ theo đúng phác đồ điều trị của bác sĩ. Nguyên tắc điều trị, tùy theo từng giai đoạn có thể phải dùng thuốc long đờm, thuốc giãn phế quản, đồng thời chống viêm xuất tiết và kháng sinh.
Việc dùng thuốc gì, liều lượng ra sao cần do bác sĩ điều trị chỉ định, người bệnh nên tuân theo, tránh tự ý dùng sai thuốc sẽ gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:
Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital