Phòng và xử trí ngộ độc thực phẩm trong những ngày Tết

Tham vấn bác sĩ
Thạc sĩ, Bác sĩ, Thầy thuốc ưu tú

Tạ Quang Mậu

Bác sĩ Nội Khoa

Một trong những nguy cơ rất dễ gặp trong những ngày Tết là ngộ độc thực phẩm.Dưới đây là một số lưu ý giúp phòng tránh tình trạng này và thông tin từ Bệnh viện Thu Cúc về xử trí ngộ độc thực phẩm.

Ngộ độc thực phẩm xảy ra khi người bệnh ăn hoặc uống phải thực phẩm nhiễm độc, thực phẩm ôi thiu, thực phẩm chế biến không sạch,….ngoài ra ngộ độc thực phẩm còn có thể do chế độ ăn uống thiếu khoa học, ăn quá nhiều hoặc ăn thức ăn chứa nhiều gia vị tổng hợp,.. Ngộ độc thực phẩm không dừng lại ở các triệu chứng khó chịu như tiêu chảy, nôn mửa, bệnh còn có thể dẫn tới tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời, người bệnh do tiêu chảy và nôn nhiều dẫn tới mất nước và rối loạn chất điện giải, tử vong xảy ra khi cơ thể không được bổ sung dung dịch nước điện giải kịp thời.
Ngoài những nguyên tắc chọn thực phẩm đảm bảo chất lượng vào dịp Tết, những lưu ý dưới đây sẽ giúp bảo vệ tốt nhất sức khỏe và hệ tiêu hóa trong dịp Tết, phòng ngừa ngộ độc thực phẩm và rối loạn tiêu hóa.

Bảo quản thực phẩm đúng cách

phong-va-xu-tri-ngo-doc-thuc-pham-trong-nhung-ngay-tet

Bảo quản thực phẩm đúng cách giúp phòng ngừa ngộ độc thực phẩm

Ngộ độc thực phẩm có thể do nhiều nguyên nhân, không chỉ do nguồn gốc thức ăn không đảm bảo, mà ngay cả trong mỗi gia đình, nếu bảo quản thực phẩm không đúng cách cũng có thể gây ra tình trạng ngộ độc. Từ lâu, trong mỗi gia đình Việt, tích trữ thức ăn trong những ngày Tết đã trở thành thói quen nhằm có thể liên hoan bạn bè, gia đình xum họp,…tuy nhiên do số lượng thực phẩm tích trữ lớn nên rất có thể bị hư hỏng khi để quá lâu. Thêm vào đó, việc để chung thực phẩm tươi sống và thực phẩm đã chế biến trong tủ lạnh mà không bảo quản kỹ có thể gây hỏng thực phẩm. Như vậy việc phòng ngừa ngộ độc thực phẩm trong những ngày Tết không loại trừ khâu bảo quản thực phẩm.

Đảm bảo ăn chín uống sôi

Vào mỗi dịp Tết, đặc biệt với khí hậu ở khu vực miền bắc thường ẩm ướt, đây là nguyên nhân làm tăng khả năng nhiễm cúm với nguồn thực phẩm từ gia cầm.Do vậy, phòng ngừa ngộ độc thực phẩm cần đảm bảo thực hiện ăn chín uống sôi, đặc biệt với thịt gia cầm.

Cân bằng dinh dưỡng và không bỏ bữa sáng

phong-va-xu-tri-ngo-doc-thuc-pham-trong-nhung-ngay-tet

Hạn chế sử dụng thực phẩm chứa nhiều chất béo như bánh chưng, thịt đông,…

Các món ăn cổ truyền trong ngày Tết của người Việt như bánh chưng, bánh tét, thịt đông,…chứa hàm lượng chất béo cao, ăn nhiều những thực phẩm này có thể làm tăng nguy cơ béo phì, tăng cholesterol trong máu….đồng thời cũng là một trong các thủ phạm của chứng khó tiêu, rối loạn tiêu hóa. Vì vậy, cần chú ý cân bằng các thành phần dinh dưỡng trong mỗi bữa ăn.Nên bổ sung chất xơ có trong rau xanh, các vitamin trong hoa quả,…
Bên cạnh đó, bữa sáng là bữa ăn quan trọng nhất trong ngày giúp đảm bảo nặng lượng hoạt động cho cơ thể. Do đó, các gia đình không nên bỏ qua bữa ăn quan trọng này.

Xử trí như thế nào khi bị ngộ độc thực phẩm?

Ngộ độc thực phẩm không chỉ gây triệu chứng đau bụng, tiêu chảy thậm chí bệnh còn dẫn tới rối loạn chất điện giải, nặng nhất có thể gây tử vong cho người bệnh. Vì vậy, khi phát hiện các triệu chứng bất thường sau khi ăn hoặc uống một loại thức ăn nào đó như buồn nôn, nôn, tiêu chảy, đau bụng quằn quại, nhức đầu, có thể sốt hoặc không… xảy ra vài phút, vài giờ, thậm chí một ngày sau khi ăn cần phải có phương án xử trí kịp thời.

phong-va-xe-tri-ngo-doc-thuc-pham-trong-nhung-ngay-tet

Bổ sung dung dịch nước và điện giải là nguyên tắc trong điều trị người bị ngộ độc thực phẩm

Khi bị ngộ độc thực phẩm, các cách sơ cứu thông dụng nhất khi người bệnh còn tỉnh táo là để người bệnh nghỉ ngơi, uống nhiều nước, dùng một số cách gây nôn để người bệnh nôn được. Sau khi đã nôn hết, người bệnh cần được nghỉ ngơi và uống điện giải để cân bằng nước cho cơ thể, chống mất nước, đồng thời giúp giúp trung hòa chất độc trong cơ thể giúp hạn chế tác hại mà độc tố mang lại.
Bên cạnh đó, cần thường xuyên theo dõi nhịp tim, hô hấp…của người bệnh, để có thể cấp cứu kịp thời khi cần thiết. Đặc biệt những trường hợp nặng gây khó thở, tím tái, co giật, trụy mạch, ngưng thở, thậm chí là hôn mê…
Lưu ý: chỉ nên tiến hành gây nôn với bệnh nhân còn tỉnh, với trường hợp hôn mê tuyệt đối không nên gây nôn vì có thể gây sặc thức ăn và có thể gây tắc thở.

Cần thiết thăm khám tại các cơ sở y tế

Những trường hợp bị ngộ độc thực phẩm sau khi cơ cứu cơ bản, nên đưa người bệnh đến các cơ sở y tế để có biện pháp xử trí thích hợp, tránh tổn thương cho hệ tiêu hóa và cơ thể. Những trường hợp đặc biệt cần được  nhanh chóng đưa đi cấp cứu tích cực tại các cơ sở y tế có đủ năng lực thực hiện.

phong-va-xu-tri-ngo-doc-thuc-pham-trong-nhung-ngay-tet

Khu vực đăng ký khám chữa bệnh tại bệnh viện Thu Cúc

Dịp Tết Nguyên Đán Ất Mùi 2015, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc (Thụy Khuê, Hà Nội) đã chuẩn bị những phương án tốt nhất đểphục vụ người dân có nhu cầu khám chữa bệnh, đặc biệt là những trường hợp cần can thiệp y tế ngay lập tức. Bên cạnh đó, đầu năm mới 2015, Bệnh viện Thu Cúc cũng đã triển khai nhiều chính sách khám chữa bệnh nhận được phản hồi tích cực của người dân như Thẻ khám bệnh gia đình, chính sách khám miễn phí ban đầu cho trẻ em dưới 6 tuổi khu vực quận Tây Hồ, miễn phí khám ban đầu với người có thẻ bảo hiểm.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:
Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital