Phòng tránh ung thư như thế nào?

Tham vấn bác sĩ
Thạc sĩ, Bác sĩ

Nguyễn Thị Minh Hương

Bác sĩ Ung Bướu
Nguyên nhân chính xác gây bệnh ung thư vẫn chưa được xác định rõ nhưng có rất nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh, bao gồm cả yếu tố có thể kiểm soát và không thể kiểm soát. Vậy nên phòng tránh ung thư như thế nào?

Ung thư đã và đang là nỗi ám ảnh lớn của nhiều gia đình và toàn xã hội mặc dù nền khoa học y tế đã có những bước tiến vượt trội trong khám chẩn đoán và điều trị bệnh. Thay vì có triệu chứng bệnh mới lo lắng đi thăm khám và điều trị bạn hãy chủ động phòng bệnh ung thư ngay từ khi khỏe mạnh bởi theo các chuyên gia, có đến khoảng 80% nguyên nhân ung thư có thể phòng tránh liên quan đến thuốc lá, ô nhiễm môi trường, thực phẩm bẩn, nguồn nước không đảm bảo…

Phòng tránh ung thư như thế nào? Dưới đây là những thông tin bạn không nên bỏ qua:

Nói không với thuốc lá, uống rượu bia

Bỏ thuốc lá giúp giảm nguy cơ nhiều bệnh ung thư

Bỏ thuốc lá giúp giảm nguy cơ nhiều bệnh ung thư

Rượu bia và thuốc lá vẫn được coi là 2 yếu tố nguy cơ hàng đầu của nhiều bệnh ung thư. Thuốc lá là nguyên nhân chính gây ung thư phổi, tăng nguy cơ ung thư vùng đầu cổ, ung thư tiêu hóa… Rượu liên quan đến ung thư gan, ung thư miệng, ung thư thực quản…

Có chế độ dinh dưỡng khoa học

Nhiều nghiên cứu cho biết, chế độ dinh dưỡng khoa học góp phần giảm đáng kể nguy cơ ung thư. Duy trì chế độ ăn khoa học, bạn cần chú ý:

  • Hạn chế ăn đường để giảm nguy béo phì, tiểu đường tuýp 2 – các yếu tố tăng nguy cơ bệnh ung thư
  • Bổ sung vitamin D vào chế độ dinh dưỡng hàng ngày với các loại thực phẩm như đậu phụ, sữa tươi, nấm, trứng…
  • Bổ sung đủ chất béo Omega 3: nghiên cứu mới chỉ ra rằng những thực phẩm giàu axit béo Omega 3 có khả năng giảm nguy cơ ung thư vú ở những phụ nữ béo phì và trong giai đoạn sau mãn kinh
  • Ăn nhiều rau xanh, đặc biệt là rau họ cải như bông cải xanh, bắp cải, cải bó xôi… giúp giảm nguy cơ nhiều bệnh ung thư

Tích cực luyện tập thể dục thể thao

Tập thể dục mỗi ngày thúc đẩy quá trình trao đổi chất trong tế bào, tăng tiết mồ hôi, giúp đào thải các độc tố, cặn bã trong cơ thể ra bên ngoài. Giảm nguy cơ béo phì, ung thư…

Giữ tinh thần thoải mái

Căng thẳng kéo dài tăng nguy cơ nhiều bệnh ung thư như ung thư dạ dày, ung thư buồng trứng… Nguyên nhân được giải thích là do stress làm giảm khả năng miễn dịch – yếu tố đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa ung thư.

Trang bị bảo hộ lao động khi làm việc trong môi trường độc hại

Đảm bảo trang thiết bị bảo hộ lao động giảm nguy cơ ung thư nghề nghiệp

Đảm bảo trang thiết bị bảo hộ lao động giảm nguy cơ ung thư nghề nghiệp

Yếu tố nghề nghiệp cũng là yếu tố nguy cơ của nhiều bệnh ung thư như ung thư phổi, ung thư tuyến tiền liệt, ung thư bàng quang… Với những bệnh nhân làm việc môi trường khói bụi, hóa chất… cần trang bị đầy đủ bảo hộ lao động theo đúng quy định để đảm bảo sức khỏe.

Khám sức khỏe, tầm soát ung thư định kì

Ung thư có thể gặp ở nhiều đối tượng khác nhau, không kể tuổi tác, giới tính… khám sức khỏe, tầm soát ung thư định kì luôn được các bác sĩ khuyến khích. Tầm soát ung thư giúp phát hiện những bất thường sớm khi ung thư chưa hình thành hay chưa có biểu hiện.

Hiện nay, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc đã xây dựng và triển khai nhiều gói khám tầm soát ung thư khác nhau, trong đó có gói tầm soát ung thư nâng cao VIP giúp phát hiện chính xác toàn bộ ung thư trên cơ thể. Ngoài ra, bệnh viện cũng xây dựng các gói khám tầm soát ung thư riêng lẻ từng bộ phận, phù hợp nhu cầu nhiều người bệnh.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:
Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital