Phòng bệnh quai bị

Tham vấn bác sĩ
Thạc sĩ, Bác sĩ

Nguyễn Thị Hằng

Trưởng khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn

Bệnh quai bị là một bệnh truyền nhiễm cấp tính, do một loại siêu vi gây ra. Nếu không được phát hiện và hỗ trợ điều trị kịp thời, bệnh có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm, nặng nhất là vô sinh. Vì thế chúng ta cần biết cách phòng bệnh quai bị để loại bỏ nỗi lo mắc chứng bệnh này.

1. Bệnh quai bị lây qua đường nào?

Theo nghiên cứu, có tới hơn 80% bệnh xảy ra ở trẻ em dưới 15 tuổi, thường gặp nhất là trẻ từ 6-10 tuổi. Người lớn cũng có thể bị mắc bệnh nếu không tiêm ngừa phòng bệnh trước đó.
Để phòng bệnh quai bị cần hiểu quy tắc lây lan dịch bệnh
Bệnh lây truyền chủ yếu qua đường hô hấp do tiếp xúc với các giọt nước bọt, hoặc các giọt chất tiết mũi họng của người bệnh được văng ra khi người bệnh ho hoặc nhảy mũi.

Quai bị là bệnh do virut gây ra, dễ lây lan và thường gặp ở trẻ dưới 15 tuổi

Quai bị là bệnh do virut gây ra, dễ lây lan và thường gặp ở trẻ dưới 15 tuổi

Dịch bệnh thường xuất hiện ở những nơi tập trung đông đúc như trường học, ký túc xá, nhà trẻ, khu tập trung đông dân cư v.v…
Người bị bệnh quai bị có thể lây lan cho người khác 1 tuần trước khi sưng tuyến mang tai và kéo dài 2 tuần sau khi sưng tuyến mang tai.
Thời gian lây mạnh nhất vào khoảng 2 ngày trước khi viêm tuyến mang tai. Đa số các trường hợp quai bị đều tự hồi phục và không có biến chứng.
Tuy nhiên, vẫn có một số ít trường hợp có những biến chứng như: sảy thai tự nhiên (nhất là ở giai đoạn đầu của thai kỳ), điếc, sưng phù nề tinh hoàn, buồng trứng v.v…Các biến chứng này thường gặp ở người lớn trẻ tuổi.

2. Cách phòng bệnh quai bị

Để ngăn ngừa nguy cơ mắc quai bị cần:

  • Hạn chế tiếp xúc với người bệnh, khi tiếp xúc phải mang khẩu trang.
  • Vệ sinh cá nhân và nhà cửa:
Tiêm vắc xin là biện pháp giúp phòng bệnh quai bị cho trẻ ngay từ khi còn nhỏ

Tiêm vắc xin là biện pháp giúp phòng bệnh quai bị cho trẻ ngay từ khi còn nhỏ

+ Không sử dụng chung các dụng cụ ăn uống (muỗng, nĩa, ly, chén,  dĩav.v…)
+ Thường xuyên lau sạch sàn nhà, bàn ghế, rửa sạch các đồ chơi của trẻ.
+ Rửa tay nhiều lần bằng xà phòng trong ngày, nhất là sau khi đi vệ sinh và trước khi ăn.
+ Che miệng khi ho, khi hắt hơi, sau đó phải rửa tay ngay bằng xà phòng.

  • Thực hiện tiêm phòng vắc xin để phòng bệnh quai bị.

Khi bị nghi ngờ mắc quai bị, người bệnh cần tìm đến các cơ sở y tế, bệnh viện để được thăm khám, chẩn đoán và hỗ trợ điều trị kịp thời bệnh.
Hiện nay, chưa có thuốc hỗ trợ điều trị đặc hiệu bệnh này, hỗ trợ điều trị chủ yếu là nâng đỡ, tăng cường dinh dưỡng, hỗ trợ điều trị triệu chứng.

  • Với thể viêm tuyến mang tai: Xúc miệng bằng nước muối 0,9%, dung dịch axit boric 5%, hạ sốt nếu sốt quá cao, có thể dùng giảm đau (paracetamol), an thần nhẹ (rotunda), dùng các vitamin nhóm B, C, uống nước chanh, cam, ăn lỏng. Nằm nghỉ tại giường, hạn chế đi lại, trong thời gian còn sốt, còn sưng tuyến mang tai.
Trong trường hợp trẻ mắc quai bị cần hỗ trợ điều trị theo đúng thuốc của bác sĩ để cải thiện dần triệu chứng bệnh

Trong trường hợp trẻ mắc quai bị cần hỗ trợ điều trị theo đúng thuốc của bác sĩ để cải thiện dần triệu chứng bệnh

  • Với thể viêm tinh hoàn, bệnh nhân phải nằm nghỉ tại giường khi còn sưng đau, mặc quần sịp để treo tinh hoàn, giảm đau bằng cách chườm đá, uống paracetamol.

Nếu bệnh nhân chỉ có sưng đau tuyến nước bọt mang tai đơn thuần có thể hỗ trợ điều trị ngoại trú theo đơn của bác sĩ. Khi đã sưng cả tuyến dưới hàm, dưới lưỡi gây khó nuốt, khó thở hay viêm tinh hoàn thì phải nhập viện hỗ trợ điều trị ngay.
Người bệnh quai bị cần tuân thủ theo đúng phác đồ hỗ trợ điều trị của bác sĩ, tránh việc tự ý dùng thuốc hoặc thay đổi đơn thuốc bởi nó có thể khiến tình trạng bệnh nặng hơn.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital