Phẫu thuật xoắn tinh hoàn khi nào? Bao lâu thì khỏi?

Tham vấn bác sĩ
Thầy Thuốc ưu tú, Bác sĩ CKII

Phạm Huy Huyên

Phó Giám đốc Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc, Phụ trách Ngoại thận tiết niệu

Phẫu thuật xoắn tinh hoàn là phương pháp hỗ trợ điều trị chủ yếu cho tình trạng tinh hoàn bị xoắn. Đây là một bệnh lý nguy hiểm, đòi hỏi phải phẫu thuật khẩn cấp. Vì nếu chậm trễ xoắn tinh hoàn có thể dẫn đến hoại tử tinh hoàn, thậm chí phải cắt bỏ, ảnh hưởng tới khả năng sinh sản sau này.

Phẫu thuật xoắn tinh hoàn

Phẫu thuật xoắn tinh hoàn là phương pháp hỗ trợ điều trị chủ yếu cho tình trạng tinh hoàn bị xoắn.

Phẫu thuật xoắn tinh hoàn: khi nào cần?

Như đã đề cập ở trên, xoắn tinh hoàn là tình trạng cần được phẫu thuật ngay lập tức để bảo vệ tinh hoàn, giảm sưng và đau. hỗ trợ điều trị ngay trong vòng 6 giờ từ khi các triệu chứng bắt đầu xuất hiện sẽ giúp ngăn chặn tổn thương ở tinh hoàn. Nếu trì hoãn quá 12 tiếng, tinh hoàn có thể bị tổn hại vĩnh viễn và nếu tinh hoàn bị hỏng bắt buộc phải loại bỏ.
Chuẩn bị
Vì đây là tình trạng cấp cứu nên thường không đủ thời gian để tiến hành nhiều xét nghiệm trước khi phẫu thuật. Bác sĩ có thể chỉ định thực hiện một số xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh để kiểm tra các mô đã hoại tử và lưu lượng máu. Trong hầu hết các trường hợp, người bệnh sẽ được cho dùng thuốc giảm đau và chuyển thẳng vào vào phòng cấp cứu để phẫu thuật.
Rủi ro
Cũng giống như bất cứ loại phẫu thuật nào, phẫu thuật xoắn tinh hoàn cũng có những rủi ro nhất định. Những rủi ro này thường là chảy máu, nhiễm trùng vết mổ, phản ứng với thuốc gây mê, giảm hoặc mất hoàn toàn lưu lượng máu đến tinh hoàn.

Phẫu thuật xoắn tinh hoàn

Xoắn tinh hoàn là tình trạng cấp cứu nên thường không đủ thời gian để tiến hành nhiều xét nghiệm trước khi phẫu thuật.

Phẫu thuật xoắn tinh hoàn được thực hiện như thế nào?

Người bệnh sẽ được gây tê màng ngoài màng cứng hoặc gây mê toàn thân. Trước hết bác sĩ tạo một vết mổ ở vùng bìu để tiến hành gỡ xoắn. Tiếp đến là kiểm tra mức độ tổn thương của tinh hoàn, nếu đã bị hoại tử do lưu lượng máu bị cắt quá lâu, bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật cắt bỏ tinh hoàn bị hỏng. Nếu các mô vẫn bình thường, bác sĩ sẽ cố định một hoặc cả hai tinh hoàn vào bìu, ngăn chặn tình trạng xoắn tinh hoàn trong tương lai. Cuối cùng là đóng vết mổ và chuyển người bệnh về khu vực chăm sóc hỗ trợ điều trị.

Phẫu thuật xoắn tinh hoàn ở trẻ em và trẻ sơ sinh

Xoắn tinh hoàn cũng có thể  ảnh hưởng đến trẻ em và trẻ sơ sinh mặc dù không phổ biến. Nếu xảy ra, tinh hoàn của trẻ sẽ sưng lên, cứng và da bìu bầm tím. Phẫu thuật là lựa chọn hỗ trợ điều trị duy nhất vì siêu âm không thể phát hiện được lưu lượng máu cung cấp cho tinh hoàn có bị giảm hay không.
Điều cần lưu ý ở đây là khi các triệu chứng xoắn tinh hoàn xuất hiện ở trẻ sơ sinh thì việc ngăn chặn thiệt hại thông qua phẫu thuật có thể đã muộn. Ngoài ra trong quá trình phẫu thuật, trẻ còn phải đối mặt với những nguy cơ về gây mê toàn thân. Mặc dù vậy phẫu thuật khẩn cấp vẫn có thể giúp bảo toàn một bên tinh hoàn và đảm bảo tinh hoàn còn lại không bị vặn xoắn trong tương lai. Phẫu thuật đồng thời cũng giúp ngăn chặn các biến chứng ảnh hưởng đến khả năng sinh sản sau này của trẻ.

Phẫu thuật loại bỏ tinh hoàn

Việc bảo toàn tinh hoàn là không thể thực hiện nếu tình trạng xoắn tinh hoàn bị trì hoãn quá lâu, không được can thiệp ngay. Với những người chẳng may phải cắt mất 1 bên tinh hoàn do tổn thương quá nghiêm trọng thì cũng đừng nên suy sụp. Người bệnh vẫn có thể làm cha và sống một cuộc sống hoàn toàn bình thường với duy nhất một tinh hoàn nguyên vẹn. Nếu cảm thấy không tự tin, có thể cấy một tinh hoàn giả hoặc tinh hoàn nhân tạo sau phẫu thuật một vài tháng.

Phẫu thuật xoắn tinh hoàn

Việc bảo toàn tinh hoàn là không thể thực hiện nếu tình trạng xoắn tinh hoàn bị trì hoãn quá lâu, không được can thiệp ngay.

Chăm sóc sau phẫu thuật xoắn tinh hoàn

Có một vài điều người bệnh sau phẫu thuật xoắn tinh hoàn cần lưu ý. Điều quan trọng nhất là tránh các hoạt động thể thao trong vòng một vài tuần. Người bệnh cũng nên tránh quan hệ tình dục cũng như kích thích tình dục (thủ dâm). Bác sĩ sẽ cho biết chính xác thời điểm người bệnh có thể quay lại sinh hoạt bình thường.
Nếu muốn cấy một tinh hoàn nhân tạo sau khi loại bỏ tinh hoàn hỏng do xoắn, ngời bệnh nên chờ một vài tháng sau khi phẫu thuật.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital