Phân biệt bệnh nhiệt miệng và chân tay miệng

Tham vấn bác sĩ
Thầy thuốc ưu tú, Bác sĩ

Dương Văn Tiến

Trưởng phòng khám Tai mũi họng Cơ sở 286 Thụy Khuê

Bệnh nhiệt miệng và chân tay miệng là 2 bệnh khá phổ biến nhưng có nhiều đặc điểm giống nhau khiến nhiều người dễ nhầm lẫn. Việc nhầm lần này khá nguy hại vì sẽ dẫn đến việc chăm sóc và điều trị bệnh sai lệch, có thể dẫn đến những hậu quả không mong muốn. Vậy để phân biệt 2 bệnh lý này cần dựa vào những đặc điểm nào? Bạn có thể tham khảo những thông tin dưới đây:

Nhiệt miệng có dấu hiệu như thế nào?

phan-biet-benh-nhiet-mieng-va-chan-tay-mieng-1

Nhiệt miệng có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân như nóng trong người, thiếu vitamin và chỉ xuất hiện ở miệng

Nhiệt miệng có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân như nóng trong người, thiếu vitamin, tổn thương vùng da trong quá trình đánh răng hoặc không may cắn vào vùng niêm mạc trong khoang miệng, vi khuẩn tấn công.

Dấu hiệu của bệnh tay chân miệng

Bệnh tay chân miệng được coi là nghiêm trọng hơn rất nhiều so với bệnh nhiệt miệng. Bệnh có thể dẫn đến biến chứng nặng nề như viêm màng não, viêm phổi cấp, viêm cơ tim, … Bệnh có thể lây lan thành dịch và có thể tái phát nhiều lần trong cơ thể.

Phân biệt bệnh nhiệt miệng và tay chân miệng

Bệnh nhiệt miệng và chân tay miệng trong giai đoạn nhẹ đều có thể tự khỏi trong khoảng 7-10 ngày. Triệu chứng tương đối giống nhau bởi có sự xuất hiện của những vết loét, phỏng nước hình tròn hoặc bầu dục màu trắng bao quanh là viền đỏ ở vùng niêm mạc má, môi hoặc lợi . Kèm theo đó là cảm giác đau rát và khó chịu dữ dội ở vùng tổn thương, cản trở việc ăn uống, giao tiếp hay vệ sinh răng miệng.

Bệnh nhiệt miệng và chân tay miệng trong giai đoạn nhẹ đều có thể tự khỏi trong khoảng 7-10 ngày.

Với trẻ bị viêm loét miệng, cha mẹ cũng cần lưu ý khi cho trẻ ăn. Do trẻ bị tổn thương ở vùng miệng, nên cần chọn các loại thìa có hình dáng tù, không sắc cạnh; chia nhỏ các bữa ăn, không cho con ăn các thực phẩm khi còn nóng.

Ngoài ra, không nên nấu mặn, chỉ nấu các món lỏng như súp, cháo, sữa,… đồng thời, tăng cường sức đề kháng và hệ thống miễn dịch cho trẻ bằng cách bổ sung các loại vitamin C, A qua nước hoa quả như cam, bưởi, cà rốt, cà chua…

Nếu cần tư vấn về bệnh nhiệt miệng và chân tay miệng bạn nên đến trực tiếp Bệnh viện Đa khoa quốc tế Thu Cúc hoặc liên hệ  theo số 0936 388 288 hoặc 1900 55 88 92 để được tư vấn cụ thể.

 

 

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:
Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital