Ô nhiễm không khí gây ung thư phổi

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKI

Lê Văn Bảo

Trưởng khoa Ung Bướu
Cơ quan nghiên cứu ung thư thế giới (IARC) thuộc WHO hiện xếp ô nhiễm không khí vào cùng nhóm với khói thuốc lá, bức xạ tia cực tím và phóng xạ plutonium. Đây là yếu tố tác động không nhỏ đến sức khỏe con người, bao gồm cả tăng nguy cơ ung thư. Vì sao ô nhiễm gây ung thư phổi?

1. WHO chỉ rõ bằng chứng ô nhiễm không khí gây ung thư phổi

Ô nhiễm không khí cùng làm tăng nguy cơ ung thư phổi

Ô nhiễm không khí cùng làm tăng nguy cơ ung thư phổi

Ô nhiễm không khí là vấn nạn của toàn cầu ảnh hưởng đến chất lượng sống của dân cư ở các khu vực, quốc gia khác nhau. Với sự phát triển của nền công nghiệp sản xuất cùng với ý thức bảo vệ môi trường của người dân còn hạn chế, ô nhiễm không khí vẫn là bài toán chung chưa có lời giải. Hiện nay, các nguồn gây ô nhiễm chính bao gồm khí thải từ ô tô, các nhà máy điện, chất thải nông nghiệp, công nghiệp.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới WHO, trước đây ô nhiễm không khí được biết đến là nguyên nhân gây bệnh tim và phổi, nhưng nghiên cứu mới đây cho thấy nó còn góp phần đáng kể trong việc gây ung thư. Thống kê gần đây nhất có tới 223.000 người tử vong vì ung thư phổi mỗi năm ở khắp nơi trên thế giới do ô nhiễm không khí gây ra. Trong đó, hơn một nửa các trường hợp tử vong được cho là ở Trung Quốc và các nước Đông Á khác.

2. Các nguyên nhân khác gây bệnh ung thư phổi

Ngoài khói thuốc lá là nguyên nhân chính gây bệnh ung thư phổi và cũng là yếu tố liên quan nhiều nhất đến số ca tử vong do ung thư phổi gây ra, còn có rất nhiều yếu tố khác làm tăng nguy cơ mắc bệnh bao gồm:

  • Tiếp xúc với khí radon – chất ô nhiễm không khí tự nhiên
  • Môi trường làm việc tiếp xúc với chất độc hại như amiang
  • Nguồn nước nhiễm asen
  • Từng xạ trị vùng ngực
  • Tiền sử gia đình có người mắc bệnh…

3. Phòng bệnh ung thư phổi như thế nào?

 Để phòng bệnh ung thư phổi, bạn cần chú ý:

  • Không hút thuốc, tránh tiếp xúc với khói thuốc
  • Sử dụng các biện pháp bảo vệ hệ hô hấp như đeo khẩu trang khi tham gia giao thông…
  • Thường xuyên kiểm tra nồng độ khí radon trong nhà
  • Ăn uống lành mạnh
  • Tập thể dục đều đặn…

Ung thư phổi rất nguy hiểm nếu không được phát hiện sớm và tiến hành điều trị kịp thời. Bên cạnh thực hiện lối sống khoa học để phòng bệnh, bạn cần chú ý đến khám sức khỏe, tầm soát ung thư phổi định kì để phát hiện bệnh sớm nhất.

Tầm soát ung thư phổi phát hiện những bất thường sớm ở phổi

Tầm soát ung thư phổi phát hiện những bất thường sớm ở phổi

Để thuận tiện cho người bệnh, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc đã xây dựng và triển khai gói khám tầm soát ung thư phổi với đầy đủ các xét nghiệm, chi phí trọn gói, tiết kiệm, phát hiện ung thư sớm.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital