Những vấn đề cần lưu ý trong ba tháng đầu thai kỳ

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKII

Nguyễn Văn Hà

Phó Giám đốc Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc TCI, Trưởng khoa Phụ Sản

Ba tháng đầu của mang thai được tính từ tuần đầu tiên cho đến tuần thứ 13 của thai kỳ. Đây là thời gian thai nhi phát triển mạnh mẽ nhất. Cơ thể người mẹ sẽ sản xuất ra các hormone và tế bào máu để nuôi dưỡng thai nhi. Những thay đổi đang diễn ra này thường gây buồn nôn và mệt mỏi trong các tháng đầu. Các biến chứng nghiêm trọng hơn mà phụ nữ mang thai cần lưu ý trong ba tháng đầu thai kỳ bao gồm guy cơ mang thai ngoài tử cung hoặc sẩy  thai.

1.Buồn nôn

50-90% phụ nữ mang thai bị buồn nôn trong những tháng đầu.

50-90% phụ nữ mang thai bị buồn nôn trong những tháng đầu.

Theo Mayo Clinic, 50-90% phụ nữ mang thai bị buồn nôn trong những tháng đầu. Cơn buồn nôn có thể xảy ra ở bất cứ thời điểm nào trong ngày. Nồng độ cao của hormone progesterone trong thời kỳ mang thai sẽ làm chậm hệ thống tiêu hóa, góp phần gây buồn nôn.
Không có cách điều trị cụ thể nào cho tình trạng buồn nôn và phần lớn các trường hợp cũng không cần thiết phải điều trị. Ăn nhiều bữa nhỏ trong ngày, tránh các thức ăn nhiều gia vị hay dầu mỡ và bổ sung chất lỏng cho cơ thể là những biện pháp làm giảm thiểu tình trạng buồn nôn trong ba tháng đầu. Cơn buồn nôn sẽ giảm dần khi đến 3 tháng giữa thai kỳ.

2. Mệt mỏi

Vào những ngày đầu của thai kỳ, người mẹ thường xuyên cảm thấy mệt mỏi.

Vào những ngày đầu của thai kỳ, người mẹ thường xuyên cảm thấy mệt mỏi.

Vào những ngày đầu của thai kỳ, người mẹ thường xuyên cảm thấy mệt mỏi. Cơ thể sẽ cần thêm nhiều năng lượng hơn để nuôi dưỡng thai nhi, tử cung bắt đầu lớn lên và ngực to ra. Buồn nôn và ói mửa có thể làm cạn kiệt nguồn năng lượng dự trữ và nồng độ progesterone tăng cao khiến cho nhiều phụ nữ mang bầu mệt mỏi hơn.

3. Có thai ngoài tử cung

Có thai ngoài tử cung thường được phát hiện ở tuần 6 – 7 của thai kỳ.

Có thai ngoài tử cung thường được phát hiện ở tuần 6 – 7 của thai kỳ.

Thai ngoài tử cung là những trường hợp thai không nằm trong lòng tử cung mà nằm ở những nơi khác bên ngoài tử cung, thường gặp nhất là ở vòi trứng. Thai ngoài tử cung có thể vỡ bất cứ lúc nào, khi vỡ máu ồ ạt vào trong ổ bụng, người bệnh có thể bị ngất xỉu và tử vong khi chưa kịp đến bệnh viện hoặc nếu điều trị kịp thời thì sẽ ảnh hưởng đến khả năng sinh sản trong tương lai.
Có thai ngoài tử cung thường được phát hiện ở tuần 6 – 7 của thai kỳ. Trong thời kỳ đầu, người mẹ có thể cảm thấy đau ở vùng bụng và cơn đau trở nên tồi tệ hơn khi hoạt động. Tiết dịch âm đạo và chảy máu cũng là những triệu chứng của có thai ngoài tử cung có thể gặp. Tới bệnh viện để kiểm tra ngay nếu bị đau ở vai, nhất là khi nằm xuống hoặc có dấu hiệu bị sốc (mạch yếu, chóng mặt) vì đây là những triệu chứng thai ngoài tử cung bị vỡ.

4. Sẩy thai

Hơn 80% trường hợp sẩy thai xảy ra trong khoảng 3 tháng đầu mang thai.

Hơn 80% trường hợp sẩy thai xảy ra trong khoảng 3 tháng đầu mang thai.

Hơn 80% trường hợp sẩy thai xảy ra trong khoảng 3 tháng đầu mang thai. Sẩy thai ít có khả năng xảy ra sau tuần 12. Hơn nữa, phụ nữ có thể tăng nguy cơ sẩy thai khi họ về già. Một số nghiên cứu cho thấy nguy cơ sẩy thai vào tầm 12% tới 15%.
Cần tìm kiếm sự chăm sóc y tế ngay khi có các dấu hiệu như bụng dưới hoặc xương chậu có cơn co. Mặc dù chảy máu nhẹ trong thai kỳ thỉnh thoảng vẫn xảy ra nhưng chảy máu nhiều là dấu hiệu của sảy thai. Cơn đau nhói ở bụng, có máu tụ chảy ra từ âm đạo cũng có thể là dấu hiệu cần lưu ý.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital