Những sai lầm thường gặp trong điều trị bệnh hen

Tham vấn bác sĩ

Bệnh hen là một trong những bệnh lý về đường hô hấp thường gặp. Tuy nhiên nếu bệnh không được phát hiện kịp thời hoặc không điều trị đúng hướng sẽ dẫn đến những diễn tiến phức tạp, thậm chí có thể tử vong. Dưới đây là những sai lầm thường gặp trong điều trị bệnh hen phế quản bạn nên biết để tránh mắc phải:

nhung-sai-lam-thuong-gap-trong-dieu-tri-benh-hen-1

Bệnh hen là một trong những bệnh lý về đường hô hấp thường gặp.

1. Tự bỏ thuốc kháng viêm

Hen là hiện tượng viêm mạn tính của phế quản. Bệnh nhân phải sử dụng đồng thời thuốc kháng viêm (chữa gốc bệnh, phải dùng hằng ngày) và thuốc giãn phế quản (chữa triệu chứng, dùng khi có cơn hen). Người bệnh thường cảm thấy phiền phức khi phải dùng cùng lúc 2 loại ống hít hoặc khi thấy bệnh tạm ổn người bệnh dừng thuốc ngay. Vì vậy, bệnh không được can thiệp từ gốc.
Hiện thị trường đã có loại ống hít hai trong một (có cả thuốc kháng viêm và thuốc giãn phế quản). Loại này thường đắt hơn nhưng mang lại hiệu quả tốt hơn, giúp bệnh nhân dùng đều đặn cả 2 loại thuốc cần thiết.

2. Làm sai thao tác khi dùng ống hít

Bệnh hen ảnh hưởng lớn đến đời sống sinh hoạt thường ngày của người bệnh

Bệnh hen ảnh hưởng lớn đến đời sống sinh hoạt thường ngày của người bệnh

Việc hít hoặc xịt thuốc vào miệng được cho rằng là việc làm khá đơn giản. Thực ra, có rất nhiều sai lầm ở thao tác này bởi nhiều nhân viên nhà thuốc chỉ hướng dẫn sơ cách sử dụng. Tuy các ống hít đều kèm theo bản hướng dẫn nhưng ít người để ý đến nó, hậu quả là thao tác sai khiến hít không đủ sâu. Thuốc trị hen chỉ có tác dụng khi được đưa sâu vào tận phế quản. Người bệnh chỉ đạt được điều này khi cố gắng hít thật sâu, giống người hút thuốc lào. Nếu hít rồi mà ở miệng, mũi có khói bay ra thì không hiệu quả.

3. Tự làm hỏng thuốc

Thuốc dùng cho ống hít có cả dạng nước và bột. Với ống hít thuốc bột, có loại phải nạp thuốc mỗi lần dùng, có loại đã nạp sẵn thuốc cho 60-100 lần hít. Khi sử dụng loại hít nhiều lần, người bệnh chỉ được thở ra khi không ngậm ống hít. Nhưng nhiều người lại thở ra ngay cả lúc đang ngậm ống, khiến cho hơi nước từ miệng bay vào thuốc, gây ẩm, khiến thuốc mất tác dụng.

4. Tăng liều lượng thuốc mà không lưu ý yếu tố gây bệnh

Bạn nên đến cơ sở chuyên khoa để được thăm khám và điều trị kịp thời khi mắc bệnh hen

Bạn nên đến cơ sở chuyên khoa để được thăm khám và điều trị kịp thời khi mắc bệnh hen

Việc điều trị hen liên quan rất mật thiết với yếu tố gây khởi phát bên ngoài như khói thuốc lá, khói xăng dầu, khói than củi, bụi (đặc biệt là bụi bám trong phòng ngủ, tủ sách và lưới lọc của máy lạnh). Càng loại trừ được các yếu tố này bệnh sẽ có diễn tiến ngày càng tốt. Nhiều người bệnh và cả thầy thuốc khi thấy việc điều trị theo liều lượng cũ ngày càng mất hiệu lực thì liên tục tăng liều mà không chú ý đến việc loại trừ những yếu tố gây dị ứng.

5. Không đi xác định ngưỡng bệnh trở nặng

Do các loại thuốc, ống hít, xịt hạ cơn hen rất dễ mua và dễ sử dụng nên hầu hết người bệnh không chịu đến thầy thuốc chuyên khoa để xác định ngưỡng trở nặng. Ở ngưỡng trở nặng bệnh, các cơn hen xuất hiện dày hơn và ít đáp ứng với thuốc giãn phế quản. Nếu không được bác sĩ hướng dẫn cách nhận diện và chuẩn bị thuốc để xử lý trước khi kịp đến bệnh viện, bệnh nhân rất dễ tử vong khi có cơn hen cấp tính.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:
Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital