Những nguy hiểm từ chứng bệnh động kinh

Tham vấn bác sĩ
Tiến sĩ, Bác sĩ

Nguyễn Văn Doanh

Trưởng khoa Khám bệnh

Trên thế giới, trung bình cứ 1000 người thì có 7 người mắc bệnh động kinh. Theo tổ chức Y tế thế giới (WHO), ở những nước đang phát triển như Việt Nam, tỷ lệ này có thể cao gấp đôi. Ở nước ta hiện nay có khoảng 800.000 người bệnh động kinh đang được quản lý và điều trị. Do đó, khám và điều trị bệnh lý này là vô cùng quan trọng.

Trên thế giới, trung bình cứ 1000 người thì có 7 người mắc bệnh động kinh.
Trên thế giới, trung bình cứ 1000 người thì có 7 người mắc bệnh động kinh.

BỆNH ĐỘNG KINH LÀ GÌ?

Động kinh là một chứng bệnh hệ thần kinh do xáo trộn lặp đi lặp lại của một số nơron trong vỏ não tạo nhiều triệu chứng rối loạn hệ thần kinh (các cơn động kinh) như co giật của bắp thịt, cắn lưỡi, sùi bọt mép, mắt trợn ngược, bất tỉnh, mất kiểm soát tiểu tiện,…. Cơn động kinh bao gồm các triệu chứng có thể thay đổi từ rất ngắn gọn và gần như không thể phát hiện đến các cơn động kinh diễn ra trong thời gian dài với chấn động mạnh mẽ. Trong động kinh, co giật có xu hướng tái phát, và không có nguyên nhân tiềm ẩn ngay lập tức trong khi cơn co giật thường xảy ra do một nguyên nhân cụ thể không được coi là triệu chứng của bệnh.

NGUYÊN NHÂN GÂY BỆNH ĐỘNG KINH

Theo thống kê, hơn một nửa trường hợp mắc bệnh động kinh đều không có nguyên nhân. Số còn lại, các yếu tố làm ảnh hưởng não có thể dẫn đến động kinh, bao gồm:

  • Di truyền;
  • Chấn thương đầu;
  • Bệnh về não;
  • Bệnh truyền nhiễm;
  • Bị thương trước khi sinh;
  • Rối loạn phát triển.

Bên cạnh đó có những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh động kinh bao gồm:

  • Tuổi tác;
  • Bệnh sử gia đình;
  • Chấn thương vùng đầu;
  • Đột quỵ và các bệnh mạch máu khác;
  • Trí tuệ giảm;
  • Nhiễm trùng não;
  • Co giật ở trẻ em.
Người bệnh không kiểm soát được các chuyển động co giật của cánh tay và chân
Người bệnh không kiểm soát được các chuyển động co giật của cánh tay và chân

TRIỆU CHỨNG BỆNH ĐỘNG KINH

Bệnh động kinh thường có những dấu hiệu và triệu chứng sau:

Các dấu hiệu và triệu chứng bệnh bao gồm:

  • Nhầm lẫn tạm thời
  • Nhìn chằm chằm
  • Không kiểm soát được các chuyển động co giật của cánh tay và chân
  • Mất ý thức

Tình trạng co giật tại một số thời điểm có thể dẫn đến các tình huống gây nguy hiểm cho bản thân và người khác, ví dụ như:

  • Ngã
  • Đuối nước
  • Tai nạn giao thông
  • Tai biến trong quá trình thai kì
  • Các vấn đề về sức khỏe tâm thần

CHẨN ĐOÁN BỆNH ĐỘNG KINH

Để chẩn đoán bệnh động kinh có thể bác sĩ sẽ tiến hành một số xét nghiệm như:

  • Kiểm tra thần kinh
  • Xét nghiệm máu
  • Chụp cắt lớp CT

ĐIỀU TRỊ BỆNH ĐỘNG KINH

Với bệnh động kinh, không phải tất cả mọi người cần phải được điều trị. Tuy nhiên, để kiểm soát cơn co giật, bác sĩ sẽ áp dụng một số phương pháp:

-Dùng thuốc: Có rất nhiều loại thuốc dùng để điều trị động kinh. Dùng loại thuố nào sẽ phụ thuộc vào các yếu tố, trong đó có khả năng chịu đựng tác dụng phụ của người bệnh. Nhìn chung, thuốc có thể kiểm soát được khoảng 70% cơn co giật, dù ở nhiều dạng động kinh khác nhau.

Cần lưu ý một số tác dụng phụ của thuốc như:

  • Buồn ngủ;
  • Thiếu năng lượng;
  • Dễ kích động;
  • Đau đầu;
  • Run rẩy;
  • Rụng tóc hoặc tóc mọc không được như ý muốn;
  • Nướu sưng;
  • Nổi ban.

ƯU ĐIỂM KHám, ĐIỀU TRỊ ĐỘNG KINH Ở BỆNH VIỆN THU CÚC

Việc khám và điều trị bệnh động kinh tại Bệnh viện Thu Cúc có nhiều ưu điểm như:

  • Khám và điều trị với đội ngũ bác sĩ giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm
  • Hệ thống trang thiết bị hiện đại
  • Quy trình thăm khám nhanh chóng
  • Được thanh toán BHYT theo quy định của Nhà nước.
Việc khám và điều trị bệnh động kinh tại Bệnh viện Thu Cúc có nhiều ưu điểm như: đội ngũ bác sĩ giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm, trang thiết bị hiện đại.
Việc khám và điều trị bệnh động kinh tại Bệnh viện Thu Cúc có nhiều ưu điểm như: đội ngũ bác sĩ giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm, trang thiết bị hiện đại.

PHÒNG BỆNH ĐỘNG KINH

Để phòng bệnh động kinh cần phải tránh mọi yếu tố có thể kích thích sự lên cơn như: sự mệt mỏi, hoạt động quá sức về tinh thần hoặc cơ bắp, thiếu ngủ, lạm dụng các chất kích thích (cà phê, thuốc lá, nhất là rượu).

– Phải trị bệnh đều đặn, đặc biệt là trong thời gian từ 3 tới 6 tháng sau cơn động kinh gần nhất. Khi ngưng thuốc, phải có chỉ định của bác sĩ điều trị.

– Người lớn nên tắm vòi hoa sen, không nên tắm trong bồn nước, đề phòng trường hợp bị lên cơn bất chợt dẫn tới chết đuối. Trẻ em có thể tắm trong bồn nước nếu có sự theo dõi của người lớn.

– Không đứng gần bếp, lò sưởi. Khi lên xuống gác, nên có người đi theo. Nếu có điều kiện nên dùng thang máy.

– Trẻ em không nên chơi các trò chơi điện tử gây mỏi mắt hoặc hồi hộp.

– Bố, mẹ có con bị động kinh cần báo cho thầy cô giáo về tình trạng bệnh của con mình. Tuy vậy, các thầy cô giáo cũng không nên tỏ ra quá quan tâm tới học sinh bị bệnh. Nên để chúng được sinh hoạt tự nhiên như các trẻ khác mà không bị ám ảnh bởi cơn bệnh do lúc nào cũng có người chú ý tới mình. Cô giáo và phụ huynh cần thuyết phục và ngăn cấm, không để các học sinh khác trêu ghẹo bạn về căn bệnh này.

– Phải lựa chọn các môn thích hợp và đề phòng các tai nạn có thể xảy ra. Không nên tham gia các môn leo trèo, nhảy cầu. Các môn có thể tham gia nhưng cần có người theo dõi đó là: điền kinh, thể dục, bóng tròn, bơi lội.

– Ngoài bác sĩ, các người thân với người bệnh cần giúp đỡ người bệnh trong việc tuân theo các lời khuyên của bác sĩ để sinh hoạt có điều độ, dùng thuốc đầy đủ, đều đặn và tránh mọi yếu tố có ảnh hưởng xấu tới căn bệnh.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital