Những lưu ý khi bạn bị cúm thường xuyên cần lưu ý

Tham vấn bác sĩ

Giao mùa là lúc nhiệt độ thay đổi, nóng lạnh, nắng mưa bất thường nên những ai có hệ miễn dịch yếu rất dễ bị cảm cúm. Nếu thấy các triệu chứng nghi ngờ cảm cúm, nên có biện pháp điều trị phù hợp và hạn chế lây nhiễm cho những người xung quanh.

Làm thế nào để biết mình đang bị cúm?

Cúm thường gây ra triệu chứng như sốt, viêm họng, chảy nước mũi, đau mỏi cơ thể...

Cúm thường gây ra triệu chứng như sốt, viêm họng, chảy nước mũi, đau mỏi cơ thể…

Cúm thường gây ra các triệu chứng sau:

  • Sốt
  • Ho
  • Viêm họng
  • Chảy nước mũi hoặc nghẹt mũi
  • Nhức mỏi cơ thể
  • Đau đầu
  • Ớn lạnh
  • Mệt mỏi
  • Đôi khi tiêu chảy và ói mửa

Điều quan trọng cần biết là không phải ai bị cúm cũng đều bị sốt.

Nên làm gì khi bị cúm?

Hầu hết các trường hợp mắc cúm nhẹ sẽ không cần chăm sóc y tế hay sử dụng thuốc kháng virus. Khi xuất hiện các triệu chứng của cúm, người bệnh nên ở nhà và tránh tiếp xúc với người khác ngoại trừ các đối tượng đặc biệt cần điều trị y tế.
Tuy nhiên nếu bệnh cúm có biểu hiện nghiêm trọng hoặc người bệnh thuộc nhóm có nguy cơ cao, nên tới bệnh viện để thăm khám và được tư vấn điều trị phù hợp.
Những đối tượng có nguy cơ cao gặp phải các biến chứng nguy hiểm do cúm bao gồm trẻ em, người lớn từ 65 tuổi trở lên, phụ nữ lớn tuổi mang thai.
Các bác sĩ sẽ tiến hàng kiểm tra, thực hiện các xét nghiệm cần thiết để chẩn đoán và xác định xem liệu người bệnh có cần điều trị y tế hay không. Bác sĩ có thể kê toa thuốc kháng virus điều trị bệnh cúm. Loại thuốc này càng được sử dụng sớm khi bệnh chưa nặng lắm thì hiệu quả càng cao.

Khi xuất hiện các triệu chứng của cúm, người bệnh nên ở nhà và tránh tiếp xúc với người khác ngoại trừ các đối tượng đặc biệt cần điều trị y tế.

Khi xuất hiện các triệu chứng của cúm, người bệnh nên ở nhà và tránh tiếp xúc với người khác ngoại trừ các đối tượng đặc biệt cần điều trị y tế.

Có cần phải cấp cứu khi bị cúm?
Không, phòng cấp cứu chỉ được sử dụng cho các trường hợp bệnh nghiêm trọng, diễn tiến xấu. Không cần thiết phải đi tới phòng cấp cứu nếu chỉ bị cúm nhẹ. Tuy nhiên nếu có những dấu hiệu cảnh báo khẩn cấp của bệnh cúm, nên gọi cấp cứu ngay để có biện pháp xử lý kịp thời và đúng đắn.
Vậy những dấu hiệu cảnh báo khẩn cấp của bệnh cúm là gì?
Ở trẻ em:

  • Thở gấp hoặc khó thở
  • Da xanh tái
  • Không uống đủ nước
  • Mê man, li bì, không tương tác
  • Gào khóc khi bị bế
  • Các triệu chứng giống như cúm được cải thiện nhưng sau đó quay trở lại, trẻ thậm chí còn bị sốt và ho nặng hơn.
  • Sốt phát ban

Ngoài những dấu hiệu trên, gọi cấp cứu ngay nếu trẻ sơ sinh:

  • Không bú được
  • Khó thở
  • Không có nước khi khóc
  • Tã khô hơn so với bình thường

Ở người lớn:

  • Khó thở
  • Đau tức ngực hoặc bụng
  • Chóng mặt đột ngột
  • Lú lẫn
  • Nôn nhiều và kéo dài

Hiện nay đã có thuốc điều trị cúm chưa?

Hiện nay đã có thuốc điều trị cúm. Căn cứ vào tình trạng của người bệnh, bác sĩ có thể kê đơn thuốc kháng virus để chữa bệnh cúm. Thuốc giúp bệnh nhân hồi phục nhanh hơn và ngăn ngừa các biến chứng nghiêm trọng.

 

Nếu phải rời khỏi nhà, hãy đeo khẩu trang, che miệng khi ho và hắt hơi vào khăn giấy.

Nếu phải rời khỏi nhà, hãy đeo khẩu trang, che miệng khi ho và hắt hơi vào khăn giấy.

 

Nên nghỉ ngơi tại nhà trong bao lâu khi bị cúm?

Theo khuyến cáo, người bệnh cúm nên ở nhà ít nhất là 24 giờ sau khi hết sốt trừ trường hợp nghiêm trọng cần tới bệnh viện thăm khám. Người bệnh nên tạm thời nghỉ ngơi ở nhà, không tụ tập những nơi đông người để tránh lây nhiễm cho người khác.
Nếu phải rời khỏi nhà, hãy đeo khẩu trang, che miệng khi ho và hắt hơi vào khăn giấy. Rửa tay thường xuyên cũng là cách hiệu quả để tránh lây bệnh cúm cho những người xung quanh.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital