Những điều có thể bạn chưa biết về bệnh trĩ

Tham vấn bác sĩ
Thầy thuốc ưu tú, Bác sĩ CKII

Lê Ngọc Thương

Phó Giám đốc Bệnh viện, Phụ trách Ngoại tổng hợp, kiêm Trưởng khoa Ngoại

Trĩ là một bệnh lý tế nhị nên không dễ dàng chia sẻ với người khác. Nhiều người còn có tâm lý xấu hổ, ngại không dám thăm khám khi các triệu chứng của bệnh mới xuất hiện mà để kéo dài cho tới khi bệnh tiến triển phức tạp, ảnh hưởng xấu tới sức khỏe mới bắt đầu quan tâm. Đây là bệnh lý về hậu môn – trực tràng thường gặp và không loai trừ bất cứ ai, vì thế chủ động tìm hiểu về căn bệnh này để có cách phòng tránh hiệu quả là điều rất cần thiết. Bài viết sau sẽ làm sáng tỏ một số nhận định thiếu sót về bệnh trĩ phổ biến.

Chỉ có mình tôi phải đối mặt với bệnh trĩ

nhung-dieu-co-the-ban-chua-biet-ve-benh-tri

Sự thật là bệnh trĩ khá phổ biến, đứng hàng đầu trong các bệnh lý vùng hậu môn trực tràng cần nhập viện điều trị.

Sự thật là bệnh trĩ khá phổ biến, đứng hàng đầu trong các bệnh lý vùng hậu môn trực tràng cần nhập viện điều trị. Một thống kê ở nước ngoài cho thấy những người trên 50 tuổi thì tỷ lệ mắc bệnh trĩ là 50%. Tại Việt Nam mặc dù chưa có thống kê chính thức để biết được chính xác số lượng người mắc bệnh trĩ nhưng tỷ lệ này không hề nhỏ. Người xưa còn có câu nói “thập nhân cửu trĩ” (mười người thì có đến chín người bị bệnh trĩ) để mô tả sự phổ biến của căn bệnh này.

Chỉ có người già mới bị trĩ

Sự thật là bệnh trĩ có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi. Bệnh thường gặp nhất ở những người trong độ tuổi từ 45 – 65 vì ở người lớn tuổi, các mô liên kết giữa hậu môn và trực tràng suy yếu sẽ làm tăng nguy cơ phát triển bệnh trĩ. Tuy nhiên những người trẻ tuổi hơn vẫn có thể bị trĩ. Thực tế hiện nay với thói quen ngồi nhiều, ít vận động, ăn uống thiếu khoa học, con số này ngày càng tăng. Ngoài ra sự gia tăng áp lực trong thời kỳ mang thai khiến các tĩnh mạch ở hậu môn bị sưng lên cũng có thể dẫn đến bệnh trĩ.

Đồ ăn cay là nguyên nhân gây bệnh trĩ

nhung-dieu-co-the-ban-chua-biet-ve-benh-tri

Trĩ là kết quả của việc gia tăng áp lực ở tĩnh mạch hậu môn, không có liên quan đến bất cứ điều gì xảy ra trong quá trình chuyển hóa của cơ thể.

Sự thật là điều này hoàn toàn sai. Trĩ là kết quả của việc gia tăng áp lực ở tĩnh mạch hậu môn, không có liên quan đến bất cứ điều gì xảy ra trong quá trình chuyển hóa của cơ thể. Vì thế đồ ăn cay không thể là nguyên nhân gây bệnh trĩ.

Chế độ ăn uống không ảnh hưởng đến bệnh trĩ

Táo bón là một trong những yếu tố nguy cơ lớn nhất phát triển bệnh trĩ. Ăn một chế độ ăn uống giàu chất xơ và uống nhiều nước giúp giữ cho nhu động ruột mềm mại, ngăn ngừa táo bón. Theo khuyến cáo trung bình mỗi người cần tiêu thụ 20-35 gam chất xơ mỗi ngày. Với những ai không thể nhận đủ chất xơ từ thực phẩm ăn uống hàng ngày, có thể tham khảo ý kiến bác sĩ về việc sử dụng chất bổ sung.

Các bề mặt lạnh mà chúng ta ngồi lên có thể gây bệnh trĩ

Sự thật là không có bằng chứng nào cho thấy ngồi trên bề mặt lạnh có thể gây bệnh trĩ. Trên thực tế chườm lạnh còn rất hữu ích trong việc giảm bớt một số triệu chứng của bệnh trĩ. Người bị trĩ có thể dùng túi chườm lạnh để giảm sưng và khó chịu do trĩ bằng cách đặt chúng lên hậu môn trong một thời gian ngắn. Nhưng hãy cẩn thận với việc ngồi quá lâu trong nhà vệ sinh. Vừa đọc báo, chơi game, lướt web… trong khi đang đi vệ sinh là thói quen xấu mà nhiều người mắc phải. Đây cũng là một trong những nguyên nhân có thể dẫn tới sự phát triển của bệnh trĩ.

Người bị trĩ không nên tập thể dục

nhung-dieu-co-the-ban-chua-biet-ve-benh-tri

Tập thể dục thường xuyên giúp ngăn ngừa táo bón, duy trì căn nặng hợp lý và làm giảm nguy cơ bị trĩ.

Tập thể dục thực sự là một phần quan trọng trong việc phòng tránh bệnh trĩ. Tuy nhiên có một ngoại lệ với môn nâng tạ, những người có kỹ thuật kém – vừa nâng vừa thở, lại có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh trĩ hoặc khiến bệnh trĩ trở nên tồi tệ hơn. Ngoại trừ trường hợp vừa nêu, tập thể dục thường xuyên giúp ngăn ngừa táo bón, duy trì căn nặng hợp lý và làm giảm nguy cơ bị trĩ.

Bệnh trĩ có thể gây ung thư

Không có bằng chứng cho thấy bệnh trĩ làm tăng nguy cơ ung thư. Mối quan tâm duy nhất là người bệnh trĩ có thể gặp phải triệu chứng có máu lẫn trong phân khi đại tiện và triệu chứng này cũng xảy ra ở nhiều bệnh lý khác, đặc biệt là ung thư. Vì thế những người trên 50 tuổi, có tiền sử gia đình bị ung thư đại trực tràng, nên lưu tâm bất cứ thay đổi nào trong các triệu chứng hoặc có triệu chứng tiêu hóa mới đi kèm với các triệu chứng của bệnh trĩ thông thường.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital