Những điều cần biết về viêm khớp dạng thấp thiếu niên

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CK II, Thầy thuốc ưu tú

Nguyễn Thị Kim Loan

Bác sĩ Nội Khoa

Nhiều người lầm tưởng viêm khớp dạng thấp chỉ gặp ở người lớn, thực thế là căn bệnh này gặp cả ở trẻ em. Hội nghị nhi khoa quốc tế đã thống nhất gọi viêm khớp dạng thấp thiếu niên để chỉ các bệnh viêm khớp mạn tính ở độ tuổi dưới 16. Bệnh cần được phát hiện sớm và điều trị tích cực.

Viêm khớp dạng thấp thiếu niên là thuật ngữ dành cho trẻ từ 16 tuổi đổ xuống bị viêm khớp mạn tính

YẾU TỐ NGUY CƠ CỦA VIÊM KHỚP DẠNG THẤP THIẾU NIÊN

Viêm khớp dạng thấp thiếu niên thuộc nhóm bệnh tự miễn – xảy ra khi hệ thống miễn dịch của cơ thể tự tấn công chính tế bào và các mô của cơ thể. Nguyên nhân dẫn tới tình trạng này vẫn chưa được xác định tuy nhiên có liên quan tới yếu tố di truyền và môi trường.
Bên cạnh đó, các nhà nghiên cứu cũng chỉ ra một số đột biến gene có thể khiến nhiều trường hợp dễ bị ảnh hưởng bởi các yếu tố môi trường, chẳng hạn như virus, dẫn tới sự xuất hiện của bệnh viêm khớp dạng thấp thiếu niên.

BIỂU HIỆN CỦA BỆNH VIÊM KHỚP DẠNG THẤP THIẾU NIÊN

Các triệu chứng của viêm khớp dạng thấp thiếu niên thường thấy nhất bao gồm:

  • Đau: mặc dù trẻ có thể không cảm thấy đau khớp nhưng phụ huynh nhận thấy trẻ đi đứng khập khiễng, đặc biệt là vào buổi sáng hoặc sau khi ngủ trưa.
  • Sưng: sưng khớp gối cũng là triệu chứng phổ biến ở những khớp lớn như đầu gối.
  • Cứng khớp: phụ huynh có thể để ý thấy trẻ mệt mỏi hơn bình thường, đặc biệt là vào buổi sáng hoặc sau khi ngủ trưa.

Tương tự như các dạng viêm khớp khác, viêm khớp dạng thấp thiếu niên cũng được có đặc trưng là các triệu chứng tiến triển qua từng đợt: bùng phát rồi thuyên giảm dần và biến mất nhưng sau đó lại tiếp tục xuất hiện.
Đưa trẻ tới bệnh viện ngay khi có biểu hiện bị đau, sưng hoặc cứng khớp kéo dài hơn 1 tuần, nhất là những trường hợp trẻ bị sốt.

Hình ảnh viêm khớp

CHẨN ĐOÁN VIÊM KHỚP DẠNG THẤP THIẾU NIÊN

Viêm khớp dạng thấp thiếu niên gây ra nhiều khó khăn khi chẩn đoán vì bệnh do có liên quan đến nhiều vấn đề khác nhau. Không có xét nghiệm chẩn đoán cụ thể cho căn bệnh này. Tuy nhiên bác sĩ có thể chỉ định thực hiện các xét nghiệm để loại trừ một số bệnh khác có cùng dấu hiệu và triệu chứng.

  • Xét nghiệm máu

Một số loại xét nghiệm máu thường được áp dụng trong chẩn đoán viêm khớp dạng thấp thiếu niên là:
Đo tốc độ lắng máu (ERS): tốc độ lắng máu là tốc độ mà hồng cầu lắng xuống dưới đáy của ống xét nghiệm. Chỉ số này tăng cao cho thấy cơ thể có dấu hiệu viêm. Xét nghiệm này được sử dụng để loại trừ các bệnh lý khác, phân loại các loại viêm khớp dạng thấp thiếu niên và xác định mức độ viêm.
Protein C phản ứng (CRP): CRP có thể được đo trong mẫu máu xét nghiệm. Đôi khi được gọi là protein giai đoạn cấp tính. Điều này có nghĩa là nồng độ CRP tăng khi người bệnh đang bị viêm nhiễm.
Xét nghiệm yếu tố dạng thấp (RF): RF là một kháng thể tự sinh ( autoantibodies), là một protein  IgM (globulin miễn dịch M) được sản xuất bởi hệ thống miễn dịch của cơ thể. Kháng thể này thường được tìm thấy trong máu của trẻ bị viêm khớp dạng thấp.
Cyclic citrullinated peptide (CCP): giống như RF, CCP là một kháng thể có thể được tìm thấy trong máu của trẻ em bị viêm khớp dạng thấp.
Và một số xét nghiệm máu khác

  • Chẩn đoán hình ảnh

Chụp X-quang có thể được thực hiện để loại trừ các bệnh lý hoặc tổn thương khác như: Gãy xương, u, nhiễm trùng, các khuyết tật bẩm sinh
Các kĩ thuật chẩn đoán hình ảnh có thể được thực hiện định kỳ để  theo dõi sự phát triển của xương và phát hiện những tổn thương ở khớp nếu có.

ĐIỀU TRỊ VIÊM KHỚP DẠNG THẤP THIẾU NIÊN BẰNG PHƯƠNG PHÁP GÌ

Điều trị viêm khớp dạng thấp thiếu niên tập trung vào mục tiêu duy trì mức độ vận động thể chất và tham gia các hoạt động xã hội bình thường cho người bệnh. Để đạt được điều này, bác sĩ có thể sử dụng kết hợp nhiều phương pháp điều trị khác nhau để giảm đau và sưng, duy trì vận độngvà ngăn ngừa các biến chứng.

viem khop dang thap thieu nien
Cần đưa trẻ đi khám khi có dấu hiệu nghi ngờ bị viêm khớp dạng thấp thiếu niên

Điều trị nội khoa bằng thuốc

Đối với một số trẻ em, các thuốc giảm đau có thể là loại thuốc duy nhất cần thiết. Tuy nhiên có nhiều trường hợp phải sử dụng đến các loại thuốc giúp hạn chế sự tiến triển của bệnh.
Thuốc điển hình dùng trong điều trị bệnh viêm khớp dạng thấp thiếu niên bao gồm:
Thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs): loại thuốc này có tác dụng giảm đau và sưng. Tác dụng phụ bao gồm khó chịu dạ dày và các vấn đề về gan.

Thuốc giảm đau điều chỉnh bệnh (DMARDs). Các bác sĩ sử dụng các thuốc này khi thuốc chống viêm không steroid không đủ dể làm giảm các triệu chứng đau khớp và sưng tấy. Chúng có thể được kết hợp với thuốc chống viêm không steroid và được sử dụng để làm chậm sự tiến triển của viêm khớp dạng thấp thiếu niên.

Thuốc ức chế miễn dịch: vì viêm khớp dạng thấp thiếu niên là do hệ thống miễn dịch hoạt động quá mức gây ra  nên các loại thuốc ức chế hệ miễn dịch có thể mang lại hiệu quả.

Tùy thuộc vào mức độ bệnh, sau khi thăm khám thực thể bác sĩ sẽ xây dựng phác đồ điều trị bằng thuốc phù hợp nhất.

Vật lý trị liệu

Các bài tập vật lý trị liệu giúp làm mềm khớp, duy trì phạm vi chuyển động và cơ bắp.

Phẫu thuật

Trong những trường hợp bệnh quá nghiêm trọng, không thể điều trị bằng thuốc, phẫu thuật có thể cần thiết để cải thiện vị trí của khớp.

Ý KIẾN NGƯỜI BỆNH

Chị Nguyễn Thị Lan Anh (Hai Bà Trưng – Hà Nội): “Cháu tôi đi khám thì bác sĩ kết luận viêm khớp dạng thấp thiếu niên. Gia đình rất lo lắng vì nhỏ như vậy đã bị khớp rồi. Cháu được bác sĩ của bệnh viện Thu Cúc thăm khám nhẹ nhàng và rất tận tình. Sau một thời gian thì không còn đau khớp nữa, vẫn đi khám định kỳ theo chỉ định của bác sĩ”.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital