Những điều quan trọng cần biết về bệnh viêm da dị ứng

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKII

Đỗ Thị Hằng

Trưởng khoa Xét nghiệm

Bệnh viêm da dị ứng là thuật ngữ y học chỉ chung các biểu hiện tổn thương của một dạng dị ứng da. Đây là một bệnh lý da mạn tính, có xu hướng bùng phát rồi tự khỏi sau một khoảng thời gian ngắn.

1. Viêm da dị ứng là gì và những triệu chứng điển hình của bệnh 

1.1 Khái niệm bệnh viêm da dị ứng là gì?

Tìm hiểu về khái niệm của bệnh viêm da dị ứng

Viêm da dị ứng là từ chỉ chung các biểu hiện tổn thương của một dạng dị ứng da.

Viêm da dị ứng là từ chỉ chung các biểu hiện tổn thương của một dạng dị ứng da. Đây là một bệnh lý da mạn tính, có xu hướng bùng phát rồi tự khỏi sau một khoảng thời gian ngắn.

Viêm da dị ứng khiến da của bệnh nhân trở nên khô, nóng, ngứa và tróc vảy vùng da đầu, trán, mặt. Khi mắc bệnh, bệnh nhân cũng có thể đồng thời mắc kèm theo một bệnh lý khác như viêm mũi dị ứng, hen suyễn.

Viêm da dị ứng có thể xuất hiện với ba dạng như sau:

– Viêm da cơ địa(chàm thể tạng): Thường xuất hiện ở trẻ em với nhiều vết mẩn đỏ, ngứa ở da và các vị trí co duỗi hoặc có nếp nhăn.

– Viêm da tiếp xúc: Phát ban ở vùng cơ thể thường xuyên tiếp xúc với chất gây kích ứng hoặc phản ứng với một số dị nguyên như thuốc, xà phòng, tinh dầu…

– Viêm da tiết bã: Những mảng vảy cứng khiến da đỏ và có gàu, thường xuất hiện trong các vùng da dầu như ngực và lưng.

1.2 Triệu chứng của bệnh viêm da dị ứng

Người mắc bệnh viêm da nguy hiểm này có thể xuất hiện một số triệu chứng sau:

 viêm da dị ứng và triệu chứng bệnh

Triệu chứng dấu hiệu điển hình của bệnh viêm da dị ứng là các thương tổn trên da gây ngứa, nếu càng gãi lại càng ngứa nhiều hơn.

Triệu chứng dấu hiệu điển hình của căn bệnh nguy hiểm này là các thương tổn trên da gây ngứa, nếu càng gãi lại càng ngứa nhiều hơn. Khi gãi mạnh sẽ gây trầy xước và có thể khiến tình trạng bội nhiễm xảy ra, gây khó khăn trong việc điều trị sau này.

– Khi thời tiết thay đổi, người bệnh thường có dấu hiệu bị ngứa nhiều vào ban đêm, cảm thấy bứt rứt, khó chịu, mất ngủ.

– Khi bệnh mới khởi phát, trên da sẽ hình thành những đám sẩn đỏ, hoặc mụn nước, có cảm giác ngứa và nóng.

– Khi bệnh trở nên nặng hơn, viêm da dị ứng sẽ dẫn đến phù nề, chảy dịch, loét ra, đóng vảy tiết. Trường hợp bị bội nhiễm có thể sẽ tạo mụn mủ, vảy màu vàng.

– Bệnh thường xuất hiện ở những nếp gấp da lớn của lòng bàn tay, bàn chân, cổ tay, cẳng chân, các kẽ ngón tay chân, cổ, gáy.

– Khi mắc viêm da dị ứng, người bệnh còn có thể mắc phải một số bệnh lý khác như viêm mũi dị ứng, viêm họng, viêm kết mạc mắt, hen, cơ thể cảm giác mệt mỏi, chán ăn, có thể có sốt nhẹ.

– Đối với trẻ sơ sinh, triệu chứng của bệnh này thường xuất hiện sớm, khoảng từ 2 đến 3 tháng tuổi. Phụ huynh cần hết sức lưu ý, cần đi khám, chữa kịp thời vì lúc này sức đề kháng của bệnh nhân còn yếu.

2. Nguyên nhân gây viêm da dị ứng

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến căn bệnh này đó là:

– Các dị nguyên từ môi trường bên ngoài: Bao gồm dị ứng hóa chất tẩy rửa, mỹ phẩm, quần áo, khói bụi, phấn hoa hoặc do thay đổi thời tiết…

– Do yếu tố di truyền: Theo các nhà khoa học, nếu cha và mẹ đều bị viêm da dị ứng thì trên 80% con sinh ra sẽ nhiễm bệnh.

– Cơ sở miễn dịch: viêm da dị ứng liên quan đến các tế bào Langerhans (được phân bổ dưới da) có vai trò tăng khả năng miễn dịch. Khi các tế bào này bị rối loạn sẽ làm gia tăng các phản ứng miễn dịch với các dị nguyên dẫn đến sự bùng phát bệnh.

Điều trị viêm da dị ứng ở đâu nhanh khỏi bệnh

Bệnh nhân thăm khám với chuyên gia da liễu tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc

3. Điều trị viêm da dị ứng như thế nào hiệu quả?

Căn bệnh về da này là một căn bệnh khá phức tạp và hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Tuy nhiên vẫn có nhiều giải pháp mang lại công dụng làm giảm triệu chứng viêm da kích ứng với mục tiêu:

– Ngăn triệu chứng bệnh tiến triển xấu hoặc bùng phát mạnh hơn

– Giảm tối đa đau đớn và ngứa

– Giảm cảm giác khó chịu hay những nguy cơ gây dị ứng da

– Ngăn nguy cơ nhiễm trùng

– Giảm ngứa, giúp da không dày lên

Điều trị viêm da không chỉ cần giúp người bệnh giảm nhẹ triệu chứng, chăm sóc da mà còn cần giúp người bệnh tránh những nguy cơ tái phát về sau. Những phương pháp điều trị viêm da có thể được chỉ định bao gồm:

– Sử dụng thuốc(theo kê đơn của bác sĩ)

– Đắp gạc mát lên để che khu vực nhiễm trùng

– Sử dụng chất làm mềm da và dưỡng ẩm hàng ngày

– Bôi corticoid để giảm sưng tấy và ngứa

– Liệu pháp ánh sáng và chiếu đèn sử dụng tia cực tím A nhân tạo hay B để điều trị bệnh.

Trên đây là những lưu ý quan trọng về viêm da dị ứng, người bệnh cần đi thăm khám ngay nếu thấy những dấu hiệu nguy hiểm mà không nên chần chừ kéo dài khiến tình trạng bệnh nặng hơn. Đồng thời, người bệnh cũng nên lưu ý điều trị theo chỉ định của bác sĩ để tránh những ảnh hưởng bất lợi đến sức khỏe về sau.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital