Những điều cần biết về tràn dịch khớp gối

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CK II, Thầy thuốc ưu tú

Nguyễn Thị Kim Loan

Bác sĩ Nội Khoa

Tràn dịch khớp gối là tình trạng chất lỏng dư thừa tích tụ trong hoặc xung quanh khớp gối do nhiều nguyên nhân khác nhau như chấn thương, nhiễm khuẩn hoặc bệnh lý. Tràn dịch khớp gối ảnh hưởng nhiều tới đời sống sinh hoạt, gây đau đớn khi người bệnh đi lại.

Triệu chứng tràn dịch khớp gối

Vùng da quanh gối bị sưng lên đáng kể là triệu chứng của tràn dịch khớp gối.

Vùng da quanh gối bị sưng lên đáng kể là triệu chứng của tràn dịch khớp gối.

Các dấu hiệu và triệu chứng của tràn dịch khớp gối bao gồm:
– Sưng: vùng da quanh gối có thể sưng lên đáng kể, đặc biệt là khi so sánh đầu gối bị ảnh hưởng với đầu gối bình thường.
– Hạn chế vận động khớp: khớp gối hạn chế vận động do lượng dịch trong khớp cản trở vận động khớp. Người bệnh sẽ rất khó để co hay gập thẳng chân hoàn toàn.
– Đau: tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra tình trạng tích tụ chất lỏng, đôi khi người bệnh có thể bị đau không thể đi lại được.

Nguyên nhân tràn dịch khớp gối

Có nhiều nguyên nhân từ chấn thương cho tới bệnh lý gây ra tràn dịch khớp gối. Cụ thể như sau:
– Chấn thương ở một phần của đầu gối có thể dẫn tới tình trạng chất lỏng dư thừa tích tụ ở gối. Một số nguyên nhân gây chấn thương thường gặp là:
+ Gãy xương
+ Đứt dây chằng, đặc biệt là dây chằng trước
+ Rách sụn chêm khớp gối
+ Chấn thương do quá tải khớp gối, thường do tổn thương sụn khớp

Tràn dịch khớp gối do nhiều nguyên nhân khác nhau như chấn thương, nhiễm khuẩn hoặc bệnh lý.

Tràn dịch khớp gối do nhiều nguyên nhân khác nhau như chấn thương, nhiễm khuẩn hoặc bệnh lý.

Bệnh lý:
Một số bệnh lý và nguyên nhân gây tràn khớp gối có thể là:
+ Thoái hóa khớp
+ Viêm khớp dạng thấp
+ Nhiễm trùng
+ Bệnh gút
+ Bệnh giả gút
+ Viêm bao hoạt dịch khớp do nhiều nguyên nhân như: viêm màng hoạt dịch khớp gối mạn tính hay sau chấn thương, …
+ Các dạng nang bao hoạt dịch khớp
+ Bệnh lý rối loạn về tình trạng đông máu.

Các yếu tố nguy cơ

Tuổi: nguy cơ bị tràn dịch khớp gối tăng dần theo tuổi.
Thể thao: những người thường xuyên tham gia các hoạt động thể thao có nguy cơ bị chấn thương nhiều hơn, đặc biệt là các môn thể thao có liên quan tới hoạt động của khớp chẳng hạn như bóng rổ.
Béo phì: tình trạng thừa cân sẽ gây quá tải khớp gối, trong đó có sụn khớp kéo theo nguy cơ thoái hóa khớp, một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tràn dịch khớp gối.

Xét nghiệm và chẩn đoán tràn dịch khớp gối

Chọc dịch khớp gối được thực hiện để chẩn đoán tràn dịch khớp gối.

Chọc dịch khớp gối được thực hiện để chẩn đoán tràn dịch khớp gối.

Bác sĩ sẽ hỏi người bệnh về tiền sử bệnh trước đây và tiến hành khám lâm sàng. Căn cứ vào tình trạng cụ thể của người bệnh, bác sĩ sẽ yêu cầu thực hiện một số xét nghiệm bổ sung khác để xác định nguyên nhân gây tràn dịch khớp gối.
– Chụp X quang: giúp xác định xem liệu người bệnh có vấn đề gì về xương hay không, chẳng hạn như gãy xương, trật khớp, u xương, thoái hóa khớp…
– Siêu âm: để kiểm tra xem có viêm khớp hay các rối loạn ảnh hưởng đến gân và dây chẳng.
– Chụp cộng hưởng từ: giúp phát hiện các tổn thương mô mềm, gân và dây chằng không thể quan sát được trên X quang.
– Chọc hút dịch khớp
Bác sĩ sẽ chọc dịch khớp gối và mang đi xét nghiệm để có thể xác định được:
+ Có máu hay không: liên quan tới chấn thương hoặc rối loạn chảy máu.
+ Vi khuẩn gây ra tình trạng nhiễm trùng.
+ Tinh thể phổ biến trong bệnh gút hoặc giả gút.

Điều trị tràn dịch khớp gối

Điều trị tràn dịch khớp gối phụ thuộc vào nguyên nhân dẫn tới tình trạng này, mức độ nghiêm trọng và tiền sử bệnh tật trước đây của người bệnh.
– Thuốc
Bác sĩ có thể kê đơn thuốc giảm đau đường uống. Người bệnh cũng có thể được chỉ định sử dụng thuốc corticosteroid đường uống, chẳng hạn như prednisone, để giảm viêm. Một số loại corticosteroid khác được tiêm trực tiếp vào khớp gối.

Bác sĩ có thể kê đơn thuốc giảm đau đường uống.

Bác sĩ có thể kê đơn thuốc giảm đau đường uống.

– Phẫu thuật và các can thiệp xâm lấn
+ Chọc hút dịch khớp: nhằm làm giảm bớt áp lực đồng thời có thể kết hợp với tiêm corticosteroid vào khớp để điều trị tình trạng viêm.
+ Nội soi khớp: giúp xác định nguyên nhân gây tràn dịch khớp gối kết hợp đồng thời sửa chữa các thương tổn sụn, dây chằng hay tổn thương thoái hóa khớp.
+ Thay khớp gối
Bác sĩ cũng có thể đề nghị vật lý trị liệu để cải thiện chức năng đầu gối.
Để giảm bớt triệu chứng khó chịu và tránh để tràn dịch khớp gối nặng thêm, người bệnh nên dành thời gian nghỉ ngơi, hạn chế đi lại. Có thể chườm đá và kê cao chân giúp cho việc tuần hoàn tốt hơn, tránh được tình trạng phù nề.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital