Những điều cần biết về tiểu đường thai kỳ

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKII

Nguyễn Văn Hà

Phó Giám đốc Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc TCI, Trưởng khoa Phụ Sản

Khi phụ nữ mang thai mắc bệnh tiểu đường được gọi là tiểu đường thai kỳ. Không giống các dạng tiểu đường khác, tiểu đường trong thai kỳ thường tự động biến mất sau khi bé chào đời.

1. Kiểm tra đường huyết để phát hiện tiểu đường

Theo thống kê, chỉ khoảng 2 - 5% thai phụ mắc tiểu đường thai kỳ

Theo thống kê, chỉ khoảng 2 – 5% thai phụ mắc tiểu đường thai kỳ.

Tiểu đường là do tuyến tuỵ không sản xuất đủ hormon insulin. Insulin giúp điều chỉnh lượng đường trong máu và tích trữ đường khi cơ thể chưa sử dụng hết.

Trong giai đoạn mang thai, cơ thể con người có thể sản xuất lượng insulin nhiều hơn nhu cầu của để đáp ứng nhu cầu của thai nhi, đặc biệt là ở tháng thứ 5, khi thai đang phát triển rất nhanh. Nếu cơ thể người mẹ “theo guồng”, đáp ứng vượt nhu cầu của thai nhi sẽ dẫn tới mắc chứng tiểu đường thai kỳ.

Theo thống kê, chỉ khoảng 2 – 5% thai phụ mắc tiểu đường trong thai kỳ. Trong hầu hết các trường hợp, các bà bầu có thể duy trì đường huyết trong mức cho phép thông qua chế độ ăn hợp lý cũng như tập luyện. Trong một số trường hợp, thai phụ sẽ phải tiêm bổ sung insulin.

2. Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ gồm những gì?

Khi xét nghiệm tiểu đường thai kỳ, bạn sẽ cần phải nhịn ăn trong ít nhất 6 giờ trước khi xét nghiệm. Mẫu máu đầu tiên sẽ được dùng để đo mức đường huyết trong máu khi bạn đang nhịn ăn và được gọi là test cơ bản.

Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc thai phụ có mắc bệnh tiểu đường thai kỳ hay không

Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc thai phụ có mắc bệnh tiểu đường thai kỳ hay không

Sau đó, bạn sẽ được uống một cốc nước đường, khi đường ngấm vào máu, bạn sẽ được lấy máu lần thứ 2 để đo mức đường huyết rồi so sánh với mức đường huyết trong mẫu máu lần 1.

Thai phụ cũng cũng đừng quá lo lắng nếu thấy kiến “quan tâm” tới đáy quần lót vì thai phụ nào cũng có chút đường trong máu dù đường huyết hoàn toàn bình thường.

3. Những ai có nguy cơ mắc tiểu đường thai kỳ?

Những phụ nữ có nguy cơ cao nhất đó là người đang mắc bệnh tiểu đường hoặc đã từng mắc tiểu đường trong thai kỳ trong lần mang thai trước đó hay những người sinh 1 hay nhiều con có trọng lượng quá mức khi mới chào đời. Những phụ nữ thừa cân và phụ nữ từng sẩy thai hay tiền sản giật cũng có nguy cơ cao mắc tiểu đường trong thai kỳ.

Ngoài ra, những nhóm phụ nữ sau cũng có nguy cơ:

– Những bà mẹ lớn tuổi (có khuynh hướng phát triển bệnh tiểu đường do tuổi tác)

Thai phụ cần đến cơ sở chuyên khoa thăm khám thường xuyên khi tiểu đường thai kỳ

Thai phụ cần đến cơ sở chuyên khoa thăm khám thường xuyên khi tiểu đường thai kỳ

– Phụ nữ mắc bệnh huyết áp cao.

– Những phụ nữ mà từng có trọng lượng “đáng nể” sau sinh

– Những phụ nữ mà có cha/mẹ hay anh/chị em ruột từng phải tiêm insulin bổ sung.

4. Làm gì khi mắc tiểu đường thai kỳ?

Hầu hết phụ nữ mắc tiểu đường thai kỳ trong giai đoạn mang thai đều sinh con bình thường, khoẻ mạnh. Mặc dù vậy, 50% phụ nữ mắc tiểu đường trong thai kỳ khi mang thai sẽ phát triển thành bệnh tiểu đường thực thụ trong khoảng 20 năm sau.

Để giảm thiểu nguy cơ này, bạn cần có một chế độ dinh dưỡng đặc biệt trong giai đoạn mang thai và sau này. Hãy đến cơ sở chuyên khoa để được bác sĩ tư vấn tốt nhất.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:
Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital