Những điều cần biết về sinh thiết nhau gai

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKII

Nguyễn Văn Hà

Phó Giám đốc Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc TCI, Trưởng khoa Phụ Sản

Sinh thiết nhau gai là gì? Vì sao phải làm sinh thiết nhau gai? Sinh thiết nhau gai có ảnh hưởng gì đến thai nhi không?… Đó là quan tâm của không ít người. Dưới đây là những điều cần biết về sinh thiết nhau gai.

1. Sinh thiết nhau gai là gì?

Sinh thiết nhau nhau gai hay sinh thiết gai nhau (CVS: Chorionic Villus Sampling) là thao tác kỹ thuật y khoa lấy một mẫu tế bào là phần màng đệm bao quanh phôi thai còn gọi là gai nhau để tiến hành phân tích và tìm ra những bất thường nhiễm sắc thể, chẳng hạn như thể ba nhiễm sắc thể 21 gây hội chứng Down ở thai nhi.

Sinh thiết nhau gai là một trong những thủ thuật giúp phát hiện và chẩn đoán dị tật bẩm sinh và những bất thường ở thai nhi.

Sinh thiết nhau gai là một trong những thủ thuật giúp phát hiện và chẩn đoán dị tật bẩm sinh và những bất thường ở thai nhi.

2. Vì sao phải làm sinh thiết nhau gai?

Khi thai nhi có sự bất thường về nhiễm sắc thể hoặc gặp phải khả năng rối loạn di truyền thì sinh thiết nhau và chọc dò nước ối đều có thể khẳng định lại những nghi vấn trước đó.
Ngay từ tuần 11-13 của thai kỳ, sinh thiết nhau gai đã có thể cho mẹ biết sớm về tình trạng dị tật của thai nhi để sẵn sàng đưa ra quyết định tiếp tục hay chấm dứt thai kỳ.

3. Sinh thiết nhau gai cần những gì?

Yêu cầu để tiến hành sinh thiết nhau thai rất khắt khe, bao gồm: Trang thiết bị hiện đại và kỹ thuật cao, đội ngũ nhân viên y tế có chuyên môn cao và giàu kinh nghiệm.
Hạn chế của sinh thiết nhau gai là không thể phát hiện được khả năng khuyết tật ống thần kinh trong khi chọc dò ối lại có thể. Chính vì thế khi thai nhi bước sang tuần 15-20 sẽ phải thực hiện tiếp một xét nghiệm sàng lọc máu để phát hiện xem thai nhi có bị khiếm khuyết ống thần kinh hay không.

Sinh thiết nhau gai. Ảnh minh họa

Sinh thiết nhau gai. Ảnh minh họa

4. Khi nào cần thực hiện sinh thiết nhau gai

Sinh thiết nhau gai được thực hiện khi kết quả xét nghiệm hội chứng Down có nguy cơ mắc hoặc nghi ngờ gặp vấn đề về nhiễm sắc thể; siêu âm thai thấy thai nhi có khiếm khuyết cấu trúc nhiễm sắc thể; cả hai vợ chồng đều mang rối loạn di truyền lặn như xơ nang hay thiếu máu hồng cầu hình liềm; mẹ từng sinh một bé có bất thường di truyền, nguy cơ xảy ra lần nữa là hoàn toàn có thể; trong gia đình của thai phụ hoặc chồng có người đã từng bị di tật bẩm sinh…

5. Quy trình sinh thiết nhau gai

Sinh thiết nhau gai được tiến hành trước thời điểm túi ối lấp đầy khoang tử cung. Qua hình ảnh siêu âm, các bác sĩ sẽ dùng ống kỹ thuật đưa vào cổ tử cung của người mẹ và lấy đi một mảng nhỏ tế bào gai nhau để phân tích.
Bác sĩ cũng có thể gây tê tại một điểm trên bụng và dùng kim xuyên qua da đến tử cung để lấy mẫu tế bào. Trong lúc tiến hành, nhịp tim của thai nhi sẽ liên tục được theo dõi.
Trong quá trình tiến hành sinh thiết nhau gai, người mẹ sẽ đau đớn tại vùng xâm lấn hoặc bị chuột rút nhẹ. Thời gian tiến hành sinh thiết nhau gai thường kéo dài khoảng 30 phút.

6. Những lưu ý sau khi thực hiện sinh thiết nhau gai

-Sau khi thực hiện sinh thiết nhau gai, người mẹ có thể về nhà ngay nhưng tránh lao động nặng và tránh quan hệ tình dục trong khoảng 3-4 ngày.
– Trường hợp thấy nước ối rỉ, âm đạo nổi mẩn đỏ hoặc tình trạng chuột rút mỗi lúc mỗi tăng, bạn nên đến bệnh viện ngay vì có khả năng đã bị sẩy thai.
– Theo dõi thân nhiệt của mẹ sau sinh thiết nhau thai, nếu thấy sốt rất có thể đã bị nhiễm trùng.

Khám thai tại Bệnh viện Thu Cúc.

Khám thai tại Bệnh viện Thu Cúc.

Thông thường, sẽ mất từ 7-10 ngày để biết kết quả phân tích nhiễm sắc thể và mất từ 2-4 tuần để biết kết quả rối loạn di truyền.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital