Những điều cần biết về rong kinh

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKII

Nguyễn Văn Hà

Phó Giám đốc Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc TCI, Trưởng khoa Phụ Sản

Rong kinh là hiện tượng hành kinh kéo dài hơn bình thường (trên 7 ngày), số lượng máu ra nhiều (nhiều hơn 80 ml/chu kỳ). Bài viết dưới đây là những điều cần biết về rong kinh.

1. Rong kinh là gì?

Rong kinh là thuật ngữ dùng để chỉ hiện tượng kinh nguyệt bất thường ở người phụ nữ. Rong kinh được xác định khi thời gian hành kinh kéo dài hơn 7 ngày với số lượng máu ra nhiều, trên 80 ml/chu kỳ.
Rong kinh ảnh hưởng đến cuộc sống, sinh hoạt của chị em phụ nữ. Rong kinh kéo dài gây mất máu, khiến cơ thể mệt mỏi, không có sức sống và là biểu hiện của nhiều bệnh phụ khoa khác nhau.

Rong kinh khiến chị em phụ nữ mệt mỏi, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của chị em.

Rong kinh khiến chị em phụ nữ mệt mỏi, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của chị em.

2. Những nguyên nhân gây rong kinh

Rong kinh được biết đến với hai nhóm nguyên nhân cơ bản là rong kinh cơ năng và rong kinh thực thể. Cụ thể:
-Rong kinh cơ năng: Rong kinh cơ năng thường hay gặp nhất ở thời kỳ dậy thì và tiền mãn kinh của phụ nữ. Trong độ tuổi sinh sản, hiện tượng rong kinh thường xuất hiện sau khi sinh, dùng thuốc phá thai và dùng các loại thuốc tránh thai. Phụ nữ bị béo phì, sinh con nhiều lần, tăng cân, hút thuốc lá, sắp mãn kinh, đái tháo đường, suy giáp, rối loạn đông máu, viêm gan mạn, bệnh tim, thận, bệnh lupus đỏ… có nguy cơ bị rong kinh cao.
-Rong kinh thực thể là do tổn thương thực thể ở tử cung hoặc buồng trứng như: U xơ tử cung, viêm nội mạc tử cung, polyp tử cung, buồng trứng đa nang, ung thư cổ tử cung, ung thư nội mạc tử cung, liên quan đến thai nhi, bệnh lý toàn thân (rối loạn đông máu, bệnh bướu giáp)… Ngoài ra một số thuốc tránh thai cũng có thể gây rong kinh, nhất là các loại thuốc tránh thai khẩn cấp.

Khi có hiện tượng rong kinh, chị em nên đi khám để tìm nguyên nhân và chữa trị sớm.

Khi có hiện tượng rong kinh, chị em nên đi khám để tìm nguyên nhân và xử trí sớm.

3.Triệu chứng của rong kinh

– Thời gian hành kinh kéo dài trên 7 ngày, lượng máu kinh vượt quá 80ml/ chu kỳ kinh nguyệt.
– Kinh nguyệt ra nhiều, phải thay băng vệ sinh liên tục.
– Kinh nguyệt ra nhiều về ban đêm.
– Cảm giác mệt mỏi, thở dốc, có những triệu chứng của thiếu máu nếu như rong kinh kèm theo cường kinh trong thời gian dài.
– Máu kinh đóng thành từng cục lớn và hay bị đau bụng dưới.

4.Rong kinh có nguy hiểm không?

Rong kinh nếu để kéo dài gây mất máu dẫn đến bệnh thiếu máu với các triệu trứng mệt mỏi, khó thở…
Ra máu kéo dài tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập dẫn đến viêm nhiễm sinh dục. Vi khuẩn sẽ lan ngược từ âm hộ vào âm đạo, vào buồng tử cung và có thể lên vòi trứng gây viêm phần phụ, thậm chí gây vô sinh sau này.
Rong kinh ảnh hưởng rất nhiều đến sinh hoạt hằng ngày. Về mặt tâm lý, người phụ nữ sẽ luôn có cảm giác khó chịu, thậm chí sợ hãi mỗi khi đến kỳ kinh nguyệt.
Rong kinh còn có thể là triệu chứng của một số bệnh ở tử cung hoặc buồng trứng như: u xơ tử cung, viêm nội mạc tử cung, polyp tử cung, buồng trứng đa nang,… Nếu không được hỗ trợ điều trị sớm sẽ gây nhiều biến chứng.

Phòng khám Sản phụ khoa Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc là địa chỉ khám chữa uy tín các bệnh phụ khoa, nam khoa và sản khoa tại Hà Nội.

Phòng khám Sản phụ khoa Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc là địa chỉ khám chữa uy tín các bệnh phụ khoa, nam khoa và sản khoa tại Hà Nội.

5.Xử trí rong kinh bằng cách nào?

Tình trạng rong kinh xảy ra ở mỗi người là khác nhau, nguyên nhân gây bệnh không giống nhau nên việc hỗ trợ điều trị cũng tùy vào nguyên nhân đối với từng trường hợp cụ thể. Do đó, khi bị rong kinh, chị em nên đến cơ sở y tế chuyên khoa để khám xác định nguyên nhân để có hướng hỗ trợ điều trị phù hợp, tránh để kéo dài gây ảnh hưởng đến sức khỏe và khả năng sinh sản.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital