Những điều cần biết về rối loạn cảm xúc

Theo các chuyên gia cho biết có tới 5% dân số thế giới mắc phải chứng rối loạn cảm xúc. Bài viết dưới đây cung cấp những điều cần biết về rối loạn cảm xúc bạn đọc nên tham khảo.

Rối loạn cảm xúc là gì?

Rối loạn cảm xúc là một rối loạn tại não bộ gây ra sự biến đổi cảm xúc không ổn định. Người bệnh chuyển từ cảm xúc hưng phấn, hưng cảm, sang cảm xúc ức chế, trầm cảm, bệnh có tính chất chu kì xen kẽ giữa hưng phấn và ức chế.

Về mặt lâm sàng, người ta quan tâm tới những rối loạn trầm cảm nhiều hơn vì các rối loạn này có bệnh sinh phức tạp và điều trị khó hơn so với rối loạn hưng cảm.

Rối loạn cảm xúc cần được điều trị kịp thời hiệu quả

Rối loạn cảm xúc cần được điều trị kịp thời hiệu quả

Nguyên nhân rối loạn cảm xúc là gì?

Nhiều giả thuyết đã cố gắng giải thích nguyên nhân gây bệnh, trong đó có các nhóm lý thuyết chính sau:

  • Do di truyền: Đã có những nghiên cứu về gia đình, về con nuôi,, nghiên cứu về trẻ sinh đôi nhằm xác định vai trò của gen di truyền trong bệnh rối loạn cảm xúc.
  • Do dẫn truyền thần kinh: Người ta thấy có tổn thương đa dạng nhiều hệ thống dẫn truyền thần kinh ở các vùng khác nhau của não bộ ở bệnh nhân trầm cảm.
  • Do rối loạn nội tiết: sự thay đổi không bình thường trong cơ thể cũng có thể dẫn đến rối loạn cảm xúc.
  • Yếu tố tâm lí: các rối loạn trầm cảm có thể bắt nguồn từ những bất thường về tâm lí thủa nhỏ.

Điều trị các chứng rối loạn cảm xúc?

Phương pháp chữa trị rối loạn phân liệt cảm xúc tốt nhất là kết hợp dùng thuốc lẫn chữa trị tâm lý, với các kỹ năng quản lý cuộc sống.

– Thuốc: Thông thường, các bác sĩ sẽ kê các loại thuốc làm giảm triệu chứng loạn thần, ổn định khí sắc và trị liệu trầm cảm.

Người bệnh rối loạn cảm xúc cần uống thuốc theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa

Người bệnh rối loạn cảm xúc cần uống thuốc theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa

– Liệu pháp tâm lý: Về vấn đề trị liệu tâm lý, nghiên cứu cho thấy rằng liệu pháp giao tiếp hoặc hành vi nhận thức rất hữu ích cho những người mắc bệnh trầm cảm.

– Huấn luyện những kỹ năng sống: Tập trung vào việc cải thiện kỹ năng giao tiếp xã hội và giúp bệnh nhân có thể tham gia vào các hoạt động thường ngày. Những kỹ năng này đặc trưng trong từng hoàn cảnh khác nhau như ở nhà, hoặc công ty.

– Nhập viện: Trong giai đoạn khủng hoảng hoặc với những triệu chứng nghiêm trọng, bệnh nhân cần nhập viện để có thể đảm bảo an toàn, ăn uống, nghỉ ngơi đầy đủ và được chăm sóc cá nhân.

– Phương pháp sốc điện (ETC): Với người trưởng thành mắc rối loạn phân liệt cảm xúc không phản ứng với thuốc hay chữa trị tâm lý thì có thể cân nhắc phương pháp sốc điện.

Trên đây là một số thông tin giúp bạn đọc tham khảo để được tư hỗ trợ giải đáp băn khoăn bạn đọc có thể liên hệ 1900 55 88 92.

 

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital