Những điều cần biết về ngứa vùng kín khi mang thai

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKII

Nguyễn Văn Hà

Phó Giám đốc Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc TCI, Trưởng khoa Phụ Sản

Ngứa vùng kín khi mang thai khiến mẹ bầu lo lắng, mệt mỏi và khó chịu. Nếu không có kiến thức đầy đủ, thai phụ dễ hiểu sai, hỗ trợ điều trị không đúng cách dẫn đến những hậu quả khôn lường cho cả mẹ và con.
Ngứa vùng kín khi mang thai là tình trạng xảy ra khá phổ biến ở các thai phụ. Ngứa ngáy gây nên nhiều phiền toái trong cuộc sống sinh hoạt, khiến các bà bầu lo lắng, mệt mỏi, mất đi sự tự trong cuộc sống… và ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của mẹ và thai nhi.
Ngứa vùng kín khi mang thai là bệnh lý khá nhạy cảm. Nếu không có kiến thức về vấn đề này, thai phụ dễ hiểu sai, hiểu không đầy đủ hoặc chủ quan không được hỗ trợ điều trị, hỗ trợ điều trị sai cách dẫn đến những hậu quả khôn lường.

Những điều cần biết về ngứa vùng kín khi mang thai

Ngứa vùng kín khi mang thai là hiện tượng gặp ở nhiều bà bầu.

Nguyên nhân gây ngứa vùng kín khi mang thai

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng ngứa vùng kín khi mang thai. Có thể kể đến các nguyên nhân cơ bản, như:
–   Rạn da do căng giãn quá mức trong quá trình mang thai gây ngứa tại vùng kín.
–  Tăng chuyển hóa cơ bản và tăng sinh mạch máu ngoài da trong quá trình mang thai cũng là nguyên nhân gây ngứa vùng kín ở thai phụ không thể bỏ qua.
– Khi mang thai, cơ thể người phụ nữ có rất nhiều thay đổi. Tuyến mồ hôi phát triển mạnh khiến cho các mẹ bầu nổi rôm sảy, gây ngứa ở nếp gấp da, háng, môi lớn, khe kẽ…
– Rối loạn nội tiết trong thời kỳ mang thai làm thay đổi pH vùng âm đạo, tạo điều kiện cho vi khuẩn, virus sinh sôi và phát triển.
–   Viêm nang lông gây ngứa ngáy tại vùng kín.
–   Do thai phụ mắc một số bệnh phụ khoa, như: Viêm âm đạo, viêm tử cung, viêm cổ tử cung, viêm phần phụ…

Ngứa vùng kín khi mang thai ảnh hưởng đến tâm lý và sức khỏe của thai phụ. Nếu không được chữa trị, thai nhi cũng có thể bị ảnh hưởng.

Ngứa vùng kín khi mang thai ảnh hưởng đến tâm lý và sức khỏe của thai phụ. Nếu không được hỗ trợ điều trị, thai nhi cũng có thể bị ảnh hưởng.

Các biến chứng của ngứa vùng kín khi mang thai

Trong những tháng đầu của thai kì, mẹ bầu bị ngứa vùng kín và nhiễm nấm, thai nhi vẫn phát triển bình thường nhưng dễ sảy và sinh non (nếu như không được hỗ trợ điều trị).
Khi vào giai đoạn chuyển dạ, nếu bệnh vẫn chưa được giải quyết triệt để, em bé sinh ra bị ảnh hưởng rất nhiều. Nhẹ là tình trạng trẻ bị đen ở miệng. Nặng hơn, nếu trẻ hít phải khí hay nuốt phải nấm khi đi qua âm đạo của mẹ dễ gây ra tình trạng viêm phổi, viêm phế quản, rối loạn tiêu hóa, nhiễm trùng đường ruột… Trẻ có thể khỏi bệnh sau khi hỗ trợ điều trị nhưng sức đề kháng sẽ kém hơn so với những đứa trẻ khác.
Lời khuyên của các bác sĩ là ngay khi có dấu hiệu ngứa vùng kín, thai phụ cần đi khám phụ khoa càng sớm càng tốt để tìm nguyên nhân và được hỗ trợ điều trị kịp thời. Trong trường hợp có bệnh, các bác sĩ chỉ định phương pháp hỗ trợ điều trị phù hợp đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và thai nhi.
Thuốc dùng trong hỗ trợ điều trị phụ khoa khi mang thai chủ yếu là thuốc đặt âm đạo, một loại kem kháng nấm âm đạo đặc trị để bôi xung quanh khu vực bị ngứa trong trường hợp cần thiết. Thai phụ cần chú ý không tự ý mua thuốc và hỗ trợ điều trị, nếu không sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của bé và của chính mình.

Phòng khám sản phụ khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc là địa chỉ khám chữa uy tín các bệnh phụ khoa.

Phòng khám sản phụ khoa – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc là địa chỉ khám và hỗ trợ điều trị uy tín các bệnh phụ khoa.

Cách khắc phục ngứa vùng kín khi mang thai
Khi bị ngứa vùng kín, các thai phụ nên thực hiện tốt các lưu ý dưới đây:
-Hạn chế tối đa việc gãi vùng kín.
-Vệ sinh vùng kín sạch sẽ, đúng cách, không thụt rửa sâu âm đạo. Dùng các loại dung dịch vệ sinh phù hợp, có độ PH phù hợp với vùng da nhạy cảm.
-Cố gắng giữ khô và sạch vùng sinh dục.
– Tránh dùng các loại xà phòng hay dung dịch tẩy rửa mạnh (có nồng độ xút cao), nhiều bọt và quá thơm.
– Mặc quần áo bằng vải cotton và rộng rãi đặc biệt là đồ lót.
– Thai phụ tránh ra ngoài lúc trời nắng hay ở những nơi nóng bức.
– Tắm với nước mát (không quá lạnh) hoặc nước ấm để giúp giảm ngứa.
– Chế độ ăn của thai phụ nên có thêm dầu ôliu chưa tinh luyện và các thực phẩm giàu vitamin A, vitamin D, axit Linoleic…
-Uống nhiều nước (1,5-2 lít/ngày).
– Giảm ăn đường và các thực phẩm ngọt.
– Dùng các loại kem làm ẩm da và mềm da toàn thân hay tại chỗ để làm mềm, dịu đi làn da khô và bong tróc.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital