Những điều cần biết về bệnh đau mắt đỏ

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKII

Nguyễn Thị Xuân Loan

Phó khoa Khám bệnh phụ trách chuyên khoa Mắt

Đau mắt đỏ là bệnh lý thường gặp ở mắt. Bệnh gây khó chịu, ảnh hưởng đến sinh hoạt thường ngày. Đau mắt đỏ cần được thăm khám và điều trị để tránh những biến chứng nguy hiểm. Dưới đây là những điều bạn cần biết về chứng bệnh đau mắt đỏ:

Đau mắt đỏ do virus thuộc nhóm virus Adenos gây ra.

Đau mắt đỏ do virus thuộc nhóm virus Adenos gây ra.

1. Nguyên nhân của bệnh đau mắt đỏ?

Đau mắt đỏ do virus thuộc nhóm virus Adenos gây ra. Dựa thep type huyết thanh virus còn được chia thành rất nhiều loại. Phổ biến ở Nhật Bản là chủng huyết thanh HAdV 8 và 54. Các nước châu Á khác mặc dù đều có bệnh đau mắt đỏ nhưng không có nghiên cứu và công bố nào.

2. Ai dễ bị đau mắt đỏ?

Trẻ em thường nhạy cảm với các loại virus nói chung, vì thế khả năng bị nhiễm bệnh đau mắt đỏ thường cao hơn các đối tượng khác. Ngược lại với người già, do mô kết mạc đã xơ và lão hóa không thích hợp cho virus phát triển nên tỷ lệ nhiễm bệnh thường thấp hơn.

3.Thời điểm nào dễ mắc đau mắt đỏ?

Đau mắt đỏ liên quan đến vi khí hậu và địa lý. Nóng nực, độ ẩm cao là điều kiện để bệnh phát triển mạnh. Kiểu thời tiết mùa nóng, mùa mưa bão thường trùng đúng đỉnh dịch.

Nóng nực, độ ẩm cao là điều kiện để bệnh đau mắt đỏ phát triển mạnh.

Nóng nực, độ ẩm cao là điều kiện để bệnh đau mắt đỏ phát triển mạnh.

4. Bệnh đau mắt đỏ lây qua những đường nào?

Bệnh lây qua 3 đường chính: hơi thở và nước bọt, lây trực tiếp tay – mắt, quan hệ vợ chồng.

5. Dấu hiệu nhận biết bệnh đau mắt đỏ?

Đau mắt đỏ dễ nhận biết bởi:

– Dấu hiệu báo trước : sốt nhẹ, gai rét, đau họng, nổi hạch dưới cằm hoặc trước tai

– Bệnh toàn phát trong 5-7 ngày: đỏ mắt, ra gỉ nhiều, có cảm giác cộm rát, vướng mắt tuy nhiên không gây giảm thị lực trừ khi có biến chứng, bệnh lan sang bên mắt lành chỉ trong thời gian ngắn.

– Giai đoạn lui giảm trong 5 ngày: các triệu chứng thoái biến, mắt trắng dần ra

6. Bị đau mắt đỏ cần phải nhỏ những loại thuốc nào?

Cần nhỏ nước muối sinh lý hoặc nước mắt nhân tạo có độ nhớt thấp được các chuyên gia khuyến cáo rộng rãi cho việc điều trị và phòng chống đau mắt đỏ. Kháng sinh và kháng sinh có trộn corticosteroid sẽ làm giảm ra gỉ, đem lại cảm giác dễ chịu cho người bệnh, đồng thời rút ngắn thời gian điều trị.

7. Không nhỏ thuốc kháng sinh kéo dài

Bạn nên đến cơ sở chuyên khoa để thăm khám khi đau mắt đỏ

Bạn nên đến cơ sở chuyên khoa để thăm khám khi đau mắt đỏ

Nếu dùng người bệnh thuốc kháng sinh kéo dài sẽ làm tăng nguy cơ nhờn thuốc của vi khuẩn,, gây nhiễm độc thuốc trên mắt hoặc khô mắt.

Chỉ nên nhỏ kháng sinh từ 7-10 ngày.

8. Biến chứng của bệnh đau mắt đỏ?

Bệnh đau mắt đỏ kéo dài không được điều trị có thể gặp phải những biến chứng nguy hiểm khác như: viêm giác mạc sợi, viêm giác mạc đốm, viêm giác mạc sâu…có thể dẫn đến sẹo, giảm thị lực hoặc mù lòa. Ngoài ra người bệnh có thể viêm tuyến lệ cấp tính, viêm mủ túi lệ, giả mạc, sẹo kết mạc và khô mắt cũng gây vô số phiền toái cho bệnh nhân.

9. Phòng tránh bệnh đau mắt đỏ như thế nào?

Trẻ khi phát hiện đau mắt đỏ cần được nghỉ học 5-7 ngày. Cần thường xuyên rửa tay bằng nước rửa tay chuyên dụng, tra nước muối rửa mắt, sát trùng vật dụng chung hay xử dụng: các tay nắm cửa, nút bấm thang máy…

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:
Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital