Những điều cần biết về bệnh cảm lạnh

Tham vấn bác sĩ
Thạc sĩ, Bác sĩ, Thầy thuốc ưu tú

Tạ Quang Mậu

Bác sĩ Nội Khoa

Cảm lạnh là một bệnh truyền nhiễm do virus gây ra ở đường hô hấp trên nhưng chủ yếu ảnh hưởng mũi. Các triệu chứng gồm ho, đau họng, sổ mũi, hắt hơi và sốt thường tự hết trong vòng 7 đến 10 ngày, cũng có thể triệu chứng kéo dài đến hết tuần thứ 3. Bệnh có thể xảy ra ở bất cứ lứa tuổi nào.

Phân biệt cảm lạnh và cảm cúm?

Cảm lạnh và cảm cúm đều có những triệu chứng tương tự nhau nên nhiều người dễ bị nhầm lẫn.

Cảm lạnh và cảm cúm đều có những triệu chứng tương tự nhau nên nhiều người dễ bị nhầm lẫn.

Cả hai loại bệnh đều do những loại vi rút khác nhau gây ra. Cảm lạnh và cảm cúm đều có những triệu chứng tương tự nhau nên nhiều người dễ bị nhầm lẫn. Nhìn chung, các triệu chứng của cảm lạnh nhẹ hơn nhiều so với triệu chứng cúm.
Các triệu chứng thường gặp của cảm lạnh bao gồm:

  • Viêm họng
  • Nghẹt mũi
  • Sổ mũi
  • Ho
  • Sốt nhẹ

Bệnh cúm, mặt khác, thường gây sốt cao, ớn lạnh, đau nhức cơ thể, và mệt mỏi.

Tại sao không có vắc xin phòng cảm lạnh?

Bởi vì có hơn 200 chủng vi rút khác nhau liên quan tới nguyên nhân gây cảm lạnh, do đó rất khó để có thể tạo ra một loại vắc xin có thể bảo vệ cơ thể chống lại tất cả các chủng vi rút này.
Ngoài ra, từ góc độ y học, nhu cầu tạo ra vắc xin phòng bệnh cảm lạnh ít hơn so với các bệnh khác. Mặc dù người bệnh cảm thấy rất khó chịu và mệt mỏi khi bị cảm lạnh nhưng bệnh thường chỉ kéo dài trong vài ngày, sau đó biến mất mà không có bất cứ biến chứng nghiêm trọng nào cả.

Các biện pháp điều trị tốt nhất cho bệnh cảm lạnh là gì?

Người bệnh cần lưu ý uống nhiều nước để cơ thể luôn đủ nước, giúp ngăn ngừa tình trạng nhiễm trùng khác có thể thiết lập từ bên trong.

Người bệnh cần lưu ý uống nhiều nước để cơ thể luôn đủ nước, giúp ngăn ngừa tình trạng nhiễm trùng khác có thể thiết lập từ bên trong.

Người bệnh cần lưu ý uống nhiều nước để cơ thể luôn đủ nước, giúp ngăn ngừa tình trạng nhiễm trùng khác có thể thiết lập từ bên trong.
Tránh các đồ uống có chứa caffeine như cà phê, trà và cola. Những loại đồ uống ngày có thể gây mất nước. Về ăn uống, hãy ăn những món mà người bệnh cảm thấy thèm. Nếu không thực sự đói, có thể thử một vài món đơn giản như cháo, súp hoặc nước dùng.
Súp gà hay mì gà có thể làm giảm một số triệu chứng khó chịu của cảm lạnh như ngạt mũi, mệt mỏi. Gừng là một giải pháp tự nhiên giúp dạ dày bớt khó chịu.
Một số loại thuốc tự kê đơn giúp người bệnh giảm đau nhức và sốt bao gồm:

  • Aspirin: những người dưới 20 tuổi không nên dùng loại thuốc này vì nguy cơ phát triển hội chứng Reye.
  • Thuốc xịt mũi: giúp bệnh nhân thở dễ dàng hơn, tuy nhiên không dùng thuốc xịt mũi kéo dài hơn 3 ngày vì chúng có thể gây sưng ở khoang mũi, làm cho triệu chứng trở nên nghiêm trọng hơn.
  • Thuốc xịt mũi bằng nước mũi: có tác dụng giúp người bị cảm lạnh dễ thở hơn và có thể sử dụng tự do.
  • Đối với ho nhẹ, người bệnh có thể uống nước ép trái cây và nước lọc để làm dịu cổ họng. Các chuyên gia y tế khuyến cáo rằng không nên sử dụng thuốc tự kê đơn trị cảm lạnh hay thuốc ho cho trẻ em dưới 4 tuổi. Để giảm đau họng, hãy thử súc miệng bằng nước muối.

Khi bị cảm lạnh có nên uống thuốc kháng sinh?

Thuốc kháng sinh chống lại vi khuẩn nhưng không có tác dụng gì với cảm lạnh vì bệnh do vi rút gây ra.
Tuy nhiên bác sĩ có thể kê đơn thuốc kháng sinh nếu người bệnh có một số biến chứng. Ví dụ nếu xoang bị tắc nghẽn và không thể thoát ra đúng cách, người bệnh có thể đã bị viêm và nhiễm trùng do vi khuẩn. Các triệu chứng có thể xảy ra bao gồm chảy nước mũi, nghẹt mũi, cảm thấy có áp lực chèn ép lên mặt, đau đầu.
Ngoài ra một số trường hợp có thể bị nhiễm trùng tai sau cảm lạnh và cần phải sử dụng thuốc kháng sinh để điều trị. Các triệu chứng là đau tai, sốt hoặc ù tai.

Có nên ở nhà khi bị cảm lạnh?

Cảm lạnh có nguy cơ lây nhiễm cao nhất vào những ngày đầu tiên mắc bệnh. Vì vậy tốt nhất người bệnh nên nghỉ ngơi ở nhà

Cảm lạnh có nguy cơ lây nhiễm cao nhất vào những ngày đầu tiên mắc bệnh. Vì vậy tốt nhất người bệnh nên nghỉ ngơi ở nhà

Cảm lạnh có nguy cơ lây nhiễm cao nhất vào những ngày đầu tiên mắc bệnh. Vì vậy tốt nhất người bệnh nên nghỉ ngơi ở nhà. Cần hết sức cẩn thận khi ho và hắt hơi xung quanh người khác. Ngoài ra việc nghỉ ngơi cũng giúp người bệnh hồi phục nhanh hơn.

Làm thế nào để ngăn ngừa cảm lạnh?

Để tự bảo vệ mình và ngăn chặn sự lây lan của vi rút cảm lạnh và cúm:

  • Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và nước. Nếu không có nước và xà phòng, sử dụng dung dịch rửa tay khô.
  • Ho và hắt hơi vào khăn giấy.
  • Nếu không có khăn giấy, khi ho nên quay đầu tránh tiếp xúc với những người xung qunah.
  •  Nếu hắt hơi đột ngột, uốn cong cánh tay và hắt hơi vào nó.
  •  Không chạm tay vào mắt, mũi hay miệng.
  •  Giữ vệ sinh sạch sẽ các bề mặt thường hay chạm vào như điện thoại và bàn phím thường xuyên. Vi rút  có thể sống trên các bề mặt trong vài giờ.
  •  Không nên tụ tập nơi đông người trong mùa cảm cúm và cảm lạnh.

Có thể bị cảm lạnh nếu tiếp xúc với không khí lạnh?

Đây là một trong những thắc mắc thường gặp nhất về cảm lạnh. Nguyên nhân duy nhất gây ra cảm lạnh là cơ thể tiếp xúc với virus gây bệnh.
Không khí lạnh có thể kích thích một bệnh lý mà người bệnh đã mắc phải từ trước, như bệnh suyễn, khiến cho cơ thể dễ nhiễm vi rút bệnh cảm lạnh hơn.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:
Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital