Những điều cần biết khi xét nghiệm máu

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKII

Đỗ Thị Hằng

Trưởng khoa Xét nghiệm

Xét nghiệm máu là một hình thức kiểm tra sức khỏe thường xuyên được các bác sĩ yêu cầu. Xét nghiệm máu có ý nghĩa gì không? Cùng giải đáp câu hỏi trên qua bài viết sau đây.
Xét nghiệm máu là một trong những xét nghiệm quan trọng nhằm giúp các bác sĩ chẩn đoán và phát hiện ra nhiều bệnh lý dựa trên các chỉ số có trong máu.

1. Xét nghiệm máu biết được gì?

Kết quả xét nghiệm máu có thể cho bạn thấy được rất nhiều về tình trạng sức khỏe của mình. Nhờ xét nghiệm máu mà bạn có thể phát hiện ra những căn bệnh nguy hiểm tiềm ẩn và có hướng xử trí kịp thời. Thông thường, khi đi khám sức khỏe và được yêu cầu xét nghiệm máu, các bác sĩ sẽ dựa vào những xét nghiệm sau:

  • Công thức máu: Xét nghiệm này cho biết lượng hồng cầu, bạch cầu và các tế bào máu khác có trong máu để biết người khám có bị thiếu máu hay mắc các bệnh về máu không.
  • Đường máu: Là xét nghiệm có mục đích đánh giá các nguy cơ mắc các bệnh tim mạch qua nồng độ cholesterol và triglyceride trong máu.
  • Viêm gan B: Các nguy cơ của bệnh viêm gan B sẽ thể hiện rõ qua xét nghiệm này.
  • HIV: Xét nghiệm phát hiện ra căn bệnh thế kỷ HIV.
Xét nghiệm máu cho bạn thấy rất nhiều về hiện trạng sức khỏe của mình

Xét nghiệm máu cho bạn thấy rất nhiều về hiện trạng sức khỏe của mình

Hơn nữa, các xét nghiệm máu còn dựa trên các gói khám chữa bệnh khác nhau tùy theo yêu cầu của bệnh nhân. Nhưng nhìn chung, các xét nghiệm máu sẽ giúp người khám thấy được một số bệnh thường gặp hoặc các bệnh xã hội (bệnh lây lan qua đường tình dục) như viêm gan B, hay HIV.

2. Xét nghiệm máu trong bao lâu là có kết quả?

Sau khi thực hiện xét nghiệm máu, kết quả đưa ra sẽ có các chỉ số:

  • Hồng cầu: Nam: trung bình 4,2 – 6,0 T/L (T/l: nghìn tỷ tế bào/ lít) – Nữ: 3,8 – 5 T/L
  • Hemoglobin: Nam: trung bình 130 – 170 g/L (gram/lít) – Nữ: 120 – 150 g/L
  • Hematocrit: Nam: trung bình 38 – 49% – Nữ: 34,9 – 44,5%
  • Bạch cầu: trung bình 3,0 – 10,0 G/L (G/L: tỉ tế bào/ lít) – Tiểu cầu: 140 – 350 G/L.

Dựa vào kết quả, bác sĩ sẽ so sánh với chỉ số công thức máu bình thường để đưa ra các chẩn đoán xem bệnh nhân có khả năng mắc phải những bệnh lý nào về máu hay không. Hơn nữa thời gian nhận kết quả xét nghiệm cũng tùy theo mục đích xét nghiệm ban đầu. Nếu người khám thực hiện xét nghiệm máu với 17, 18 hoặc 32 chỉ số thì từ 4 – 6 giờ đồng là đã có kết quả.

Dựa vào chỉ số công thức máu bác sỹ sẽ đưa ra các chẩn đoán phù hợp với từng người

Dựa vào chỉ số công thức máu bác sĩ sẽ đưa ra các chẩn đoán phù hợp với từng người

Tuy nhiên, với một số loại xét nghiệm máu chuyên sâu thì thời gian nhận được kết quả sẽ lâu hơn. Đối với các bệnh lây lan qua đường tình dục thì 1 – 2 tuần là thời gian thích hợp để có kết quả chính xác.

Nên tiến hành xét nghiệm máu 02 lần mỗi năm cùng với khám sức khỏe định kỳ

Nên tiến hành xét nghiệm máu 02 lần mỗi năm cùng với khám sức khỏe định kỳ

Đối với người trưởng thành, xét nghiệm máu nên được tiến hành cùng với khám sức khỏe định kỳ 2 lần mỗi năm. Nên thực hiện các xét nghiệm đường huyết, công thức máu, mỡ máu,… để biết được hiện trạng sức khỏe của bản thân và được điều trị kịp thời nếu có bệnh.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital