Những dấu hiệu ung thư đại tràng cần lưu ý

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKI

Lê Văn Dũng

Bác sĩ Gây mê hồi sức

Bệnh ung thư đại trực tràng là một trong số các bệnh lý tiêu hóa nguy hiểm hàng đầu đối với người bệnh. Đặc biệt là nếu người bệnh phát hiện ra bệnh muộn và bỏ lỡ cơ hội điều trị tốt nhất. Vậy những dấu hiệu ung thư đại tràng thế nào, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết sau đây nhé!

1. Tìm hiểu khái quát về bệnh ung thư đại tràng

Ung thư đại tràng là tình trạng tăng bất thường tế bào mà cơ thể không kiểm soát được, những tế bào bất thường này sẽ xâm lấn đại tràng của người bệnh và hình thành nên khối u. Những tế bào ác tính này có thể di căn sang các cơ quan lân cận và xâm lấn ảnh hưởng đến chức năng các cơ quan này.

dấu hiệu ung thư đại tràng

Ung thư đại tràng là bệnh lý ác tính hình thành trong đại tràng của người bệnh

Đối với ung thư đại tràng, khả năng tiến triển và thời gian biến chuyển là khác nhau đối với mỗi dạng polyp khác nhau. Cụ thể bệnh lý này được phát triển với giai đoạn như sau:

– Thời gian đầu, tế bào ung thư hình thành từ niêm mạc lớp trong cùng của đại – trực tràng. Sau đó chúng có thể tấn công một vài lớp hoặc tất cả các lớp trong niêm mạc đại – trực tràng.

– Sau đó, khi đã tấn công đến thành của đại – trực tràng, các tế bào ung thư này sẽ bắt đầu tấn công vào mạch máu, hạch bạch huyết và dần dần xâm lấn đến các cơ quan khác trong cơ thể, đặc biệt là các cơ quan gần đại – trực tràng.

– Cuối cùng các tế bào ác tính này sẽ phá hủy những nơi mà chúng đi qua. Thông qua mức độ xâm lấn và di căn của tế bào ung thư, bác sĩ sẽ xác định được giai đoạn phát triển ung thư đại – trực tràng và xây dựng phác đồ điều trị.

Như vậy, có thể đánh giá rằng thời điểm ung thư mới khởi phát là thời điểm dễ điều trị nhất và điều trị cũng ít tốn kém nhất cho người bệnh.

2. Những dấu hiệu điển hình cảnh báo ung thư đại trực tràng

Ung thư đại tràng ở thời điểm ban đầu thường không có nhiều cách để nhận dạng, người bệnh thường chỉ phát hiện ra bệnh khi tầm soát ung thư hoặc khám sức khỏe định kì.

Tuy nhiên, khi những dấu hiệu trở nên rõ ràng thì thường bệnh đã tiến triển sang giai đoạn nặng hơn nên người bệnh cần chú ý những dấu hiệu bất thường của cơ thể để thăm khám sớm.

2.1 Dấu hiệu ung thư đại tràng – Tiêu hóa

Rối loạn tiêu hóa mãn tính:

Ung thư đại tràng có biểu hiện ở hầu hết các bộ phận trong hệ tiêu hóa. Người bệnh có thể có các dấu hiệu như hơi thở có mùi hôi, ợ chua, ợ hơi hoặc đau bụng trước/sau ăn. Người bệnh có thể bị đau quặn hoặc đau râm ran do hệ tiêu hóa bị nhiễm khuẩn. Tuy nhiên một vài trường hợp đó là dấu hiệu của khối u đang xâm lấn ở trong dạ dày hoặc đường ruột.

Bên cạnh đó, do hệ tiêu hóa kém nên người bệnh ung thư đại tràng thường hay bị đi ngoài nhiều lần trong ngày, triệu chứng khá tương đồng với bệnh lị. Tuy nhiên, người bệnh lị có thể hạn chế triệu chứng này với thuốc kháng sinh còn thuốc này thường không hữu dụng với bệnh nhân ung thư đại tràng.

– Chán ăn, ăn không ngon, tiêu hóa kém, chướng bụng vùng trên rốn:

Người bệnh ung thư đại tràng thường có cảm giác ăn không ngon miệng kéo dài, từ đó dẫn đến mệt mỏi, cân nặng sụt giảm, bệnh nhân bị thiếu sức sống.

dấu hiệu ung thư đại tràng là gì

Chán ăn, tiêu hóa kém là một trong những triệu chứng của bệnh ung thư đại tràng

– Máu xuất hiện trong phân:

Bệnh ung thư đại tràng có thể khiến người bệnh đi đại tiện cùng máu phủ lên phân. Một vài trường hợp, bệnh nhân ở giai đoạn cuối ung thư đại tràng có thể bị hậu môn trực tràng sa xuống, cơ thể bệnh nhân gầy yếu, đi đại tiện nhiều và có thể bị táo bón – tiêu chảy đan xen.

– Các rối loạn trong bài tiết phân:

Đại tràng là cơ quan đóng vai trò quan trọng trong việc bài tiết phân sau khi tiêu hóa hết thức ăn. Ở giai đoạn đầu, người bệnh thường sẽ có nhiều rối loạn trong đại tiện như: táo bón, đi lỏng nhiều, tiêu chảy… Hoặc cũng có nhiều trường hợp người bệnh sẽ bị đau quặn, khó rặn và khó chịu khi đi ngoài.

Nhiều bệnh nhân thường chủ quan do nhầm lẫn biểu hiện này với các chứng bệnh tiêu hóa khác như: kiết li, ngộ độc thực phẩm, trĩ…

– Phân mỏng và hẹp hơn:

So với bình thường, kích thước của phân người bệnh ung thư đại tràng sẽ nhỏ hơn. Kích thước này cũng phản ánh nhiều bất thường trong hệ tiêu hóa, đặc biệt là đại tràng.

Tình trạng này có thể hình thành khi khối u ngăn chặn đường thoát ra ngoài, phân bị chặn lại khó đào thải ra bên ngoài. Người bệnh cần chú ý hơn khi đi ngoài và nếu nhận thấy tình trạng phân nhỏ, mỏng thì cần thăm khám ngay để tìm hiểu nguyên nhân.

2.2 Dấu hiệu ung thư đại tràng – Cơ thể

– Cân nặng giảm liên tục không rõ nguyên nhân:

Nếu người bệnh vẫn ăn uống và sinh hoạt như thường, không tập luyện hoặc kiêng khem mà cân nặng vẫn giảm sút thì không nên coi thường. Đó có thể là dấu hiệu ung thư đường tiêu hóa, đặc biệt là đại tràng.

dấu hiệu ung thư đại tràng nổi bật

Sụt cân thất thường hoặc liên tục trong thời gian dài cũng có thể là biểu hiện của ung thư

– Cơ thể mệt mỏi, suy nhược:

Đây là một dấu hiệu dễ nhận biết nhất của ung thư đại tràng bởi người bệnh có thể đánh giá tình trạng sức khỏe thông qua thần sắc của bản thân. Đây cũng là một triệu chứng mà nhiều người bệnh chủ quan bởi nhiều yếu tố môi trường bên ngoài.

Khi cơ thể bị thiếu máu do mất máu trong phân khi đi ngoài, người bệnh luôn cảm giác mệt mỏi, kiệt sức, suy nhược dù đã nghỉ ngơi.

– Cảm nhận được khối u, bụng có xu hướng to hơn:

Khi các khối u xâm lấn các cơ quan, đôi khi người bệnh có thể cảm nhận được khối nổi ở dưới da bụng và bụng cũng dần to hơn do sự thay đổi về cấu trúc tiêu hóa.

– Da vàng vọt hơn:

Ngoài những dấu hiệu trên, khi thấy da vàng vọt, thiếu huyết sắc, người bệnh cũng nên xem xét lại tình trạng cơ thể của mình.

3. Các biện pháp để điều trị và ngăn chặn sự khởi phát của bệnh

Để điều trị ung thư đại tràng hiệu quả, người bệnh cần nắm được: mỗi bệnh nhân sẽ có tình trạng khác nhau và sẽ được điều trị theo phác đồ chuyên biệt được xây dựng theo tình trạng bệnh, giới tính, độ tuổi, mong muốn… Người bệnh cần thực hiện các xét nghiệm chẩn đoán lâm sàng trước khi điều trị như:

Xét nghiệm máu trong phân của người bệnh

– Xét nghiệm marker ung thư CEA, CA74, CA19.9… trong máu

– Siêu âm ổ bụng

Nội soi đại tràng cho người bệnh

– Sinh thiết

– Chụp CT, chụp MRI

Bên cạnh đó, người bệnh ung thư đại tràng cũng nên bổ sung nhiều vitamin D mỗi ngày và sử dụng một số dòng thuốc qua tham khảo của bác sĩ để giảm các triệu chứng do bệnh.

Ung thư đại tràng hoàn toàn có thể chữa khỏi nếu được phát hiện sớm và điều trị sớm. Do đó khi cơ thể có các dấu hiệu bất thường, người bệnh nên đến các cơ sở y tế và thăm khám sớm, đặc biệt là các bệnh nhân trên 45 tuổi.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:
Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital