Những bệnh lý dễ mắc khi giao mùa

Tham vấn bác sĩ
Thạc sĩ, Bác sĩ, Thầy thuốc ưu tú

Tạ Quang Mậu

Bác sĩ Nội Khoa

Thời tiết giao mùa, nhất là thời điểm hè – thu không khí lúc khô hanh, lúc ẩm ướt là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn gây bệnh phát triển. Do đó tìm hiểu và phòng ngừa những bệnh lý dễ mắc khi giao mùa là cần thiết
Dưới đây là những bệnh lý dễ mắc khi giao mùa và cách phòng tránh:
Viêm mũi dị ứng
Thời tiết lạnh, hanh khô khiến cho niêm mạc mũi khô và trở nên nhạy cảm với không khí lạnh, khói bụi, hóa chất… Viêm mũi dị ứng gây ngứa mũi, chảy nước mũi liên tục, nghẹt mũi, đau họng…

nhung-benh-ly-de-mac-khi-giao-mua.jpg2

Viêm mũi dị ứng là bệnh dễ mắc khi giao mùa

Để phòng ngừa, người bệnh cần giữ ấm cho cơ thể, khi ra đường đeo khẩu trang, giữ vệ sinh nơi ở sạch sẽ. Rửa mũi bằng nước muối sinh lý hàng ngày.
Cảm lạnh
Thời tiết vào thời điểm chuyển mùa, nhất là hè – thu thường không ổn định, khi thời tiết thay đổi gây triệu chứng cảm lạnh. Người bệnh có thể sốt nhẹ, sợ gió, sợ lạnh nhiều, đau đầu, ngạt mũi, chảy mũi, người đau ê ẩm.
Phòng bệnh cần giữ vệ sinh sạch sẽ, tránh tiếp xúc trực tiếp với người đang mắc bệnh. Ăn uống đầy đủ giúp tăng cường đề kháng.

nhung-benh-ly-de-mac-khi-giao-mua

Mệt mỏi, đau nhức là triệu chứng bệnh cảm cúm

Bệnh về da
Thời tiết chuyển lạnh khiến da giảm tiết mồ hôi, và chất bã, da bị mất nước, bề mặt da có biểu hiện bị khô, nứt nẻ, bong vảy. Da bị nứt kèm theo triệu chứng ngứa từ lâm râm đến dữ dội, da bị trầy xước, chảy máu thậm chí có thể đóng vẩy sinh mủ.
Cần bổ sung nhiều nước, tránh tắm nước quá nóng. Hạn chế tiếp xúc với các chất tẩy rửa, nên đeo găng tay khi giặt đồ hoặc rửa bát.
Viêm đa khớp dạng thấp
Viêm khớp dạng thấp là bệnh lý thường gặp ở người  cao tuổi vào thời điểm giao mùa, triệu chứng của bệnh thường gây đau nhức xương khớp, mỏi người và khó khăn khi vận động. Các khớp dễ viêm như khớp cổ tay, khớp bàn tay, khớp đốt ngón tay, khớp cổ chân,…
Phòng ngừa bệnh cần phải giữ ấm cơ thể và đặc biệt là chân tay.

nhung-benh-ly-de-mac-khi-giao-mua.jpg3

Đau nhức xương khớp là bệnh phổ biến gặp khi thời tiết chuyển mùa

Dễ bị hạ thân nhiệt
Người có nguy cơ hạ thân nhiệt cao như người già, trẻ nhỏ, người bị say (rượu, ma túy…), suy dinh dưỡng, tim mạch, thiểu năng tuyến giáp… Hạ thân nhiệt khiến người bệnh mệt mỏi, đầu óc lơ mơ, rùng mình, da tái xanh, đồng tử giãn và mất tỉnh táo, mất ý thức.
Tăng nguy cơ đột quỵ
Nguy cơ đột quỵ ở người cao tuổi trong mùa lạnh tăng cao, do đó cần chú ý giữ cơ thể luôn ấm áp, duy trì chế độ sinh hoạt hợp lý, giữ trạng thái tinh thần ổn định, tránh những xúc động hay chấn thương quá mức có thể gây căng thẳng, stress…
Ngừa đột quỵ cần hạn chế mỡ động vật, muối. Tránh sử dụng các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá.
Nên bổ sung rau củ quả.
Tăng cường vận động, tập thể dục phù hợp sức khỏe, kiểm tra sức khỏe định kỳ thường xuyên.
Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc có thắc mắc cần giải đáp về, xin vui lòng liên hệ với chúng tôi theo số điện thoại 1900 55 88 92 hoặc hotline: 0936 388 288.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital