Nhiễm độc thai nghén có nguy hiểm không?

Chào bác sĩ! Em đang mang thai được 2 tháng. Em nghe mọi người nói rất nhiều về nhiễm độc thai nghén. Bản thân em cũng quan tâm về vấn đề này. Xin hỏi bác sĩ, nhiễm độc thai nghén có nguy hiểm không? Bà bầu nên làm gì để phòng chống nhiễm độc thai nghén? Cảm ơn bác sĩ! (Phương Linh – Hà Nội)
Trả lời:
Chào bạn Phương Linh! Chúng tôi đã nhận được câu hỏi của bạn. Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc. Câu hỏi, nhiễm độc thai nghén có nguy hiểm không và cách phòng chống nhiễm độc thai nghén khi mang thai của bạn, chúng tôi xin được trả lời như sau:

Nhiễm độc thai nghén có nguy hiểm không là quan tâm của rất nhiều bà bầu.

Nhiễm độc thai nghén có nguy hiểm không là quan tâm của rất nhiều bà bầu.


Nhiễm độc thai nghén là một chứng bệnh chỉ phát sinh trong thời kỳ thai nghén của người phụ nữ. Nhiễm độc thai nghén ở 3 tháng đầu, thai phụ thường có biểu hiện nghén nặng. Nhiễm độc thai nghén ở thời kỳ cuối (3 tháng cuối) thai phụ có triệu chứng phù chân hoặc phù toàn thân, tăng huyết áp, protein niệu…
Nhiễm độc thai nghén có nguy hiểm không? Câu hỏi của bạn cũng là quan tâm của rất nhiều sản phụ. Nhiễm độc thai nghén rất nguy hiểm và nó là nỗi ám ảnh, sợ hại với tất cả các thai phụ. Nhiễm độc thai nghén nếu không được hỗ trợ điều trị có thể dẫn tới tiền sản giật, sản giật. Ở sản phụ có nhiễm độc thai nghén, trẻ sơ sinh thường bị ngạt khi đẻ. Cụ thể:
-Tiền sản giật: Sản phụ bị choáng váng, có hiện tượng mắt mờ, có khi buồn nôn, nước tiểu có protein tăng đến 0,5g/l, phù không giảm mà nặng hơn và nước tiểu ít hơn, nhưng chưa có cơn giật. Nếu huyết áp trên 160/100mmHg mà hỗ trợ điều trị không giảm phải mổ lấy thai ra ngay nếu không có thể dẫn đến cơn sản giật.
-Sản giật: Thường xảy ra ở thời kỳ cuối của thai nghén, trong khi chuyển dạ và sau đẻ. Sản phụ lên cơn giật và hôn mê có kèm theo phù, tăng huyết áp, protein niệu. Đối với sản giật trước đẻ, những cơn giật có thể dẫn đến đẻ non, thai nhi thường chết. Nếu được hỗ trợ điều trị tốt, sản phụ có thể chuyển dạ đẻ thường và thai nhi sống. Đối với sản giật trong khi chuyển dạ, cơn giật sẽ làm cơn co tử cung mạnh. Vì vậy nếu cổ tử cung của sản phụ mở chậm phải xử trí bằng mổ lấy thai ngay.
Khi có thai, mẹ bầu cần đi khám thai định kỳ.

Khi có thai, mẹ bầu cần đi khám thai định kỳ.


Phòng ngừa tiền sản giật như thế nào? Cần theo dõi, quản lý thai nghén tốt. Khi có thai, chị em cần chú ý ăn uống khoa học, đủ chất dinh dưỡng (đường, đạm, vitamin, các chất vi lượng, uống bổ sung viên sắt, axit folic…). Cần khám thai định kỳ, nếu thấy phù cần đi khám thai ngay dù chưa đến hẹn để được kiểm tra huyết áp, xét nghiệm nước tiểu.

Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc cần giải đáp thêm về nhiễm độc thai nghén có nguy hiểm không, bạn Phương Linh có thể  liên hệ với Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc  theo số điện thoại 1900 55 88 92 hoặc hotline: 0936 388 288.
 

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital