Nguyên nhân và triệu chứng polyp dây thanh quản

Tham vấn bác sĩ
Thầy Thuốc ưu tú, Bác sĩ CKII

Phạm Huy Huyên

Phó Giám đốc Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc, Phụ trách Ngoại thận tiết niệu

Polyp dây thanh quản có thể gặp ở mọi độ tuổi, đặc biệt là người trưởng thành. Bệnh ảnh hưởng trực tiếp đến giọng nói, nếu không điều trị dứt điểm có thể dẫn đến khàn tiếng kéo dài.

1. Polyp dây thanh quản là gì?

Polyp dây thanh quản là những u nhỏ ở dây thanh nằm ở mặt trên, bờ trong lòng thanh quản.

Polyp dây thanh quản là những u nhỏ ở dây thanh nằm ở mặt trên, bờ trong lòng thanh quản.

Polyp dây thanh quản là những u nhỏ ở dây thanh nằm ở mặt trên, bờ trong lòng thanh quản. Polyp thường có kích thước bằng hạt tấm thậm chí có thể bằng hạt đậu xanh, thường nằm ở vị trí 1/3 giữa dây thanh quản, nhẵn bóng, mọng, màu trắng hồng.
Polyp dây thanh quản có thể làm giọng nói khàn hoặc giọng đổi (khi polyp có kích thước lớn). Đây là bệnh lành tính chủ yếu làm hưởng đến giọng nói.

2. Nguyên nhân polyp dây thanh quản

Nguyên nhân chủ yếu là do phù nề do viêm nhiễm, nói nhiều, nói to, lạm dụng giọng nói hoặc do nghề nghiệp như giáo viên, phát thanh viên, người dẫn chương trình,…. Hoặc do quá sản tổ chức biểu mô hay tổ chức liên kết hoặc quá sản niêm mạc thanh quản. Ngoài ra có thể do có sự kích thích cơ học bởi sự tác động (nói nhiều, liên tục, kéo dài…) làm dây thanh căng quá mức, khiến các mạch máu nhỏ trên dây thanh bị vỡ gây chảy máu dẫn đến polyp dây thanh xuất hiện. Ngoài ra, polyp dây thanh quản có thể do viêm thanh quản mạn tính kéo dài.

Triệu chứng cơ bản của polyp dây thanh quản là khàn tiếng

Triệu chứng cơ bản của polyp dây thanh quản là khàn tiếng

Bản chất của polyp dây thanh gồm một nhân xơ, ngoài là biểu mô quá sản. Có thể polyp một bên dây thanh hoặc hai bên dây thanh đối xứng nhau. Nếu là polyp dây thanh âm hai bên, khi phát âm chúng sẽ va chạm vào nhau, còn gọi là hạt hôn nhau (kiss nodule).

3. Triệu chứng như polyp dây thanh quản

Khàn tiếng, nói mất hơi, do thanh môn hở rộng khi nói là hai triệu chứng chủ yếu của polyp dây thanh quản. Trong đó, khàn tiếng là triệu chứng xuất hiện đầu tiên vì hai dây thanh âm không khép kín được, dây thanh rung động không đều, dẫn đến hiện tượng tiếng nói bị khàn. Mức độ khàn tiếng phụ thuộc vào kích thước của polyp. Polyp càng to sẽ càng làm khoảng hở thanh môn càng rộng. Vì thế, khi nói giọng khàn càng nhiều. Lúc này, người bệnh càng nói càng mất hơi càng nhiều nên người bệnh rất mệt và không nói được lâu. Lúc đầu, khàn tiếng chỉ xảy ra từng đợt, nếu được điều trị và hạn chế nói, có thể giọng nói sẽ trở lại bình thường. Dần dần hiện tượng này xảy ra liên tục. Mức độ nặng, nhẹ của khàn tiếng tùy thuộc hạt xơ dây thanh to hay nhỏ và mức độ nhược cơ của dây thanh.

Bạn nên đến cơ sở chuyên khoa để thăm khám khi mắc polyp dây thanh quản

Bạn nên đến cơ sở chuyên khoa để thăm khám khi mắc polyp dây thanh quản

Với loại polyp có chân, khi nói, polyp có thể di động khi thanh môn đóng, mở, vì thế  người bệnh có cảm giác vướng ở họng như có sợi tóc hay vật gì cản trở nên khạc nhiều, điều này càng làm cho polyp phù nề, giọng càng khàn. Ngoài khàn tiếng, người bệnh còn có thể có hụt hơi (nói mất hơi), ho khan. Mặc dù vậy, ít khi thấy người bệnh mất hẳn tiếng và khó thở thanh quản do polyp.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital