Nguyên nhân và cách chăm sóc sau mổ viêm ruột thừa

Tham vấn bác sĩ

Bệnh viêm ruột thừa (đau ruột thừa) là hiện tượng phần ruột thừa bị viêm và lên mủ, khiến người bệnh đau, khó chịu. Khi người bệnh đau ruột thừa phương pháp điều trị duy nhất đó là phẫu thuật cắt ruột thừa.

nguyen-nhan-va-cach-cham-soc-sau-no-ruot-thua-1

Bệnh viêm ruột thừa (đau ruột thừa) là hiện tượng phần ruột thừa bị viêm và lên mủ, khiến người bệnh đau, khó chịu.

1. Nguyên nhân đau ruột thừa

Đau ruột thừa không phải lúc nào cũng rõ ràng, đôi khi bệnh có thể xảy ra do:

  • Sự tắc nghẽn chất thải thực phẩm hoặc phần cứng của phân làm ngăn chặn sự mở khoang chạy theo chiều dài của ruột thừa.
  • Nhiễm trùng: Viêm ruột thừa cũng có thể theo một bệnh nhiễm trùng như nhiễm virus đường tiêu hóa, hoặc có thể là kết quả của một loại viêm nào đó.
  • Vi khuẩn bên trong ruột thừa nhân nhanh chóng khiến ruột thừa bị viêm, sưng, xuất hiện mủ. Nếu không được điều trị kịp thời, ruột thừa có thể vỡ.

2. Chăm sóc bệnh nhân sau mổ ruột thừa như thế nào?

2.1. Chế độ nghỉ ngơi

Người cần được đảm bảo ngủ đủ giấc. Chế độ nghỉ ngơi hợp lý là điều vô cùng quan trọng trong tiến độ phục hồi của bệnh nhân.

nguyen-nhan-va-cach-cham-soc-sau-no-ruot-thua-2

Đau ruột thừa cần được thăm khám và điều trị kịp thời

2.2. Chế độ sinh hoạt hằng ngày

Người bệnh không nên nằm một chổ mà chỉ nên tập đi bộ nhẹ nhàng trong nhà, cường độ tập nên tăng cường thời gian tập luyện mỗi ngày. Đi bộ giúp người bệnh làm quen với sinh hoạt bình thường và làm tăng lưu thông máu. Người bệnh không nên mang vác vật nặng, không nên làm quen ngày với những hoạt động vận động mạnh như chạy bộ, tập thể dục, thể hình, các hoạt động thể thao như đá bóng đá cầu…Hạn chế tự sử dụng những phương tiện đi lại như xe máy, xe đạp..

2.3. Chế độ ăn uống

Sau khi mổ 1-2 ngày nên ăn thức ăn mềm, lỏng như cháo hoặc uống nước đường, sữa. Sau 2-3 ngày có thể để người bệnh ăn uống bình thường nhưng vẫn hạn chế những thức ăn nhiều dầu mỡ cũng như hạn chế ăn các món ăn mặn, uống đồ uống có gas, bia, rượu. Người bệnh cần bổ sung thức ăn giàu chất xơ, vitamin vào khẩu phần ăn hàng ngày. Đồng thời nên tăng cường uống nhiều nước. Theo dõi các hoạt động về tiêu hóa của người bệnh nếu có gì bất thường thì phải hỏi ý kiến bác sĩ.

Chế độ chăm sóc đóng vai trò quan trọng giúp người bệnh phục hồi sau mổ ruột thừa

Chế độ chăm sóc đóng vai trò quan trọng giúp người bệnh phục hồi sau mổ ruột thừa

2.4. Chế độ chăm sóc vết thương

Nếu vết mổ tiến triển tốt có thể không cần thay băng tuy nhiên tốt nhất nên thay băng vết mổ khoảng 2 ngày/lần. Một tuần thì có thể cắt chỉ.

2.5. Chế độ sử dụng thuốc

Với những người có kết hợp sử dụng thuốc sau phẫu thuật thì cần tuân theo sự hướng dẫn của bác sĩ. Nếu cảm thấy đau có thể uống thuốc giảm đau tuy nhiên không nên uống hai hay nhiều loại thuốc giảm đau khác nhau. Nếu sau khi sử dụng thuốc mà có các phản ứng phụ hay dấu hiệu bất thường cần ngưng lại và nhờ sự tư vấn của bác sĩ điều trị.

Nếu cần tư vấn các vấn đề về sức khỏe bạn nên đến trực tiếp Bệnh viện Đa khoa quốc tế Thu Cúc hoặc liên hệ  theo số 0936 388 288 hoặc 1900 55 88 92 để được tư vấn cụ thể.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:
Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital