Nguyên nhân khiến rối loạn tiền đình hay tái phát

Tham vấn bác sĩ
Tiến sĩ, Bác sĩ

Nguyễn Văn Doanh

Trưởng khoa Khám bệnh

Rối loạn tiền đình là căn bệnh phổ biến tuy nhiên nhiều người thường nhầm lẫn giữa rồi loạn tiền đình và thiểu năng tuần hoàn não, chỉ dùng thuốc hoạt huyết… Đó cũng là những nguyên nhân khiến rối loạn tiền đình hay bị tái phát.

tai-sao-roi-loan-tien-dinh-de-tai-phat-1jpg

Nhiều người thường nhầm lẫn giữa rồi loạn tiền đình và thiểu năng tuần hoàn não

Nhầm lẫn tai hại

Nghiên cứu thực tiễn về cách điều trị của bệnh nhân mắc chứng “Rối loạn tiền đình” và Thiểu năng tuần hoàn não cho thấy, 80% người bệnh khi gặp chứng đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, ù tai… cho rằng mình bị thiểu năng tuần hoàn não trong khi họ chưa được bác sĩ thăm khám mà tự chẩn đoán.

Ngoài ra, 70% số người được hỏi cho biết cách điều trị rối loạn tiền đình và thiểu năng tuần hoàn não là giống nhau. Đây là những nhầm lẫn tai hại nhất từ trước đến nay, điều này khiến việc sử dụng thuốc điều trị không đúng, làm các triệu chứng ngày càng trở nên nặng thêm.

Xét về cơ bản thì triệu chứng của 2 căn bệnh này khá giống nhau, chẳng hạn: đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn… Tuy nhiên thiểu năng tuần hoàn não đơn thuần là trạng thái suy giảm lượng máu lên não. Hay nói cách khác Thiểu năng tuần hoàn não chỉ là một trong những yếu tố nguy cơ gây nên Rối loạn tiền đình. Do vậy, dùng thuốc hoạt huyết chỉ giải quyết một phần nguyên nhân dẫn đến rối loạn tiền đình mà không giải quyết được căn nguyên của bệnh.

Các phương pháp giúp chẩn đoán chính xác rối loạn tiền đình như chụp X quang, CT Scanner thậm chí phải sử dụng cộng hưởng từ (MRI)

Các phương pháp giúp chẩn đoán chính xác rối loạn tiền đình như chụp X quang, CT Scanner thậm chí phải sử dụng cộng hưởng từ (MRI)

Vì vậy nếu điều trị rối loạn tiền đình mà chỉ dùng những sản phẩm có tác dụng hoạt huyết sẽ không thể trị hết căn nguyên gây ra bệnh khiến  không chữa dứt điểm được bệnh. Bệnh cứ hay tái phát đi tái phát lại nhiều lần.

Giải pháp nào cho việc điều trị rối loạn tiền đình?

Để xác định chính xác, người bệnh cần đi khám chuyên khoa nội thần kinh. Có thể bác sĩ sẽ chỉ định đo não đồ hoặc làm các xét nghiệm hình ảnh chẳng hạn như chụp X quang, CT Scanner thậm chí phải sử dụng cộng hưởng từ (MRI) để tìm đúng nguyên nhân gây hội chứng rối loạn tiền đình.

Ngoài ra, rối loạn tiền đình còn xuất hiện ở những người thường xuyên làm việc căng thẳng, ít ngủ, thường xuyên uống rượu bia hoặc phụ nữ ở giai đoạn tiền mãn kinh.

tai-sao-roi-loan-tien-dinh-de-tai-phat-2

Tập thể dục là phương pháp hữu hiệu giúp phòng ngứa rối loạn tiền đình

Để phòng ngừa hội chứng rối loạn tiền đình cách tốt nhất là bạn thường xuyên tập thể dục thể thao. Những người làm việc văn phòng có thể áp dụng các bài tập vận động vùng đầu, cổ gáy. Tập đẩy hơi vào 2 tai bằng cách dùng 2 bàn tay áp vào 2 bên tai mỗi ngày 50 – 100 lần. Uống nước thường xuyên, khoảng 2 lít/ngày, nên để ly nước lọc trên bàn làm việc nhằm để tập thói quen uống nước thường xuyên, tránh để quá khát mới uống nước và sử dụng các loại thuốc thảo dược có tác dụng điều trị căn nguyên gây ra bệnh.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital