Nguyên nhân gây xoắn tinh hoàn

Tham vấn bác sĩ
Thầy Thuốc ưu tú, Bác sĩ CKII

Phạm Huy Huyên

Phó Giám đốc Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc, Phụ trách Ngoại thận tiết niệu

Tìm hiểu nguyên nhân gây xoắn tinh hoàn để có các biện pháp ngăn chặn và xử lý kịp thời là điều rất cần thiết. Vì đây là một tình trạng rất nguy hiểm, có thể làm mất hoàn toàn khả năng thực hiện chức năng của một hoặc cả hai bên tinh hoàn, ảnh hưởng tới khả năng sinh sản của người bệnh.

Nguyên nhân gây xoắn tinh hoàn

Xoắn tinh hoàn xảy ra khi thừng tinh (cuống tinh hoàn) bị xoắn quanh trục của nó làm tắc nghẽn mạch máu nuôi dưỡng tinh hoàn, gây hậu quả là tinh hoàn bị thiếu máu, dẫn đến hoại tử, nếu xử trí không kịp thời sẽ phải cắt bỏ.
Nguyên nhân gây xoắn tinh hoàn vẫn chưa được xác định rõ ràng. Hầu hết nam giới bị xoắn tinh hoàn có một đặc điểm di truyền cho phép tinh hoàn xoay tự do bên trong bìu. Bệnh di truyền này thường ảnh hưởng đến cả hai tinh hoàn. Tuy nhiên không phải tất cả nam giới có đặc điểm này đều bị xoắn tinh hoàn.
Xoắn tinh hoàn thường xảy ra vài giờ sau chấn thương nhỏ đến tinh hoàn, hoạt động mạnh mẽ, khi đang ngủ, nhiệt độ lạnh hoặc tăng trưởng nhanh chóng của tinh hoàn trong tuổi dậy thì cũng có liên quan tới xoắn tinh hoàn.

Nguyên nhân gây xoắn tinh hoàn

Xoắn tinh hoàn thường xảy ra vài giờ sau chấn thương nhỏ đến tinh hoàn, hoạt động mạnh mẽ, khi đang ngủ, nhiệt độ lạnh hoặc tăng trưởng nhanh chóng của tinh hoàn trong tuổi dậy thì cũng có liên quan tới xoắn tinh hoàn.

Bên cạnh đó, các nhà nghiên cứu đã chỉ ra một số yếu tố nhất định làm tăng nguy cơ dẫn tới tình trạng tinh hoàn bị xoắn, bao gồm:

  • Tuổi tác: xoắn tinh hoàn thường gặp nhất ở nam giới từ 10 đến 25 tuổi.
  • Đã từng bị xoắn tinh hoàn trước đó: một người đã từng bị xoắn tinh hoàn nhưng không hỗ trợ điều trị có thể bị xoắn cả hai tinh hoàn một lần nữa, trừ khi được phẫu thuật để xử lý các vấn đề tiềm ẩn.
  • Khí hậu: xoắn tinh hoàn đôi khi còn được gọi là “hội chứng mùa đông”. Điều này là bởi vì xoắn tinh hoàn hay xảy ra vào mùa đông, khi thời tiết lạnh. Đặc biệt là khi lạnh đột ngột như tắm biển vào lúc chiều tà, nằm điều hòa nhiệt độ thấp, đi nghỉ mát ở vùng có khí hậu lạnh… cơ bìu sẽ phải co lại để sưởi ấm tinh hoàn, dễ dẫn tới tình trạng tinh hoàn bị xoắn.
  • Dây chuông biến dạng (bell clapper deformity): ở nam giới, tinh hoàn được gắn vào bìu khiến chúng cố định và ít bị xoay. Với những người có dị dạng này, tinh hoàn có thể di chuyển và xoay trong bìu, gây ra hiện tượng xoắn.

Xoắn tinh hoàn thường đòi hỏi phải phẫu thuật khẩn cấp. Nếu được hỗ trợ điều trị sau vài giờ bị đau, tinh hoàn có thể được giữ lại. Vì thế nếu phát hiện có các triệu chứng nghi ngờ bị xoắn tinh hoàn như đột ngột bị đau dữ dội ở tinh hoàn, sưng bìu, buồn nôn và ói mửa, đau bụng, một tinh hoàn có vị trí cao hơn bình thường… cần nhanh chóng tới bệnh viện ngay để được kiểm tra và hỗ trợ điều trị.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:
Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital