Nguyên nhân gây ho ở trẻ em cách điều trị hiệu quả

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKII

Nguyễn Thị Mai Hoa

Trưởng khoa Nhi - Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc TCI

Trẻ bị ho thường khiến cha mẹ rất lo lắng. Có nhiều nguyên nhân khác nhau có thể dẫn tới tình trạng này. Tìm hiểu về nguyên nhân gây ho ở trẻ em để chủ động phòng tránh và có cách điều trị hiệu quả là điều rất cần thiết.
Ho là dấu hiệu cho thấy để tống ra ngoài các chất tiết, dị vật, vi sinh vật… có ở đường hô hấp. Nguyên nhân phổ biến gây ra ho bao gồm:

1. Cảm cúm, cảm lạnh

Cả cảm cúm và cảm lạnh đều có thể dẫn tới ho kéo dài ở trẻ em. Cảm lạnh có xu hướng gây ra những cơn ho từ mức độ nhẹ đến trung bình. Ho do cảm cúm thường nghiêm trọng hơn, ho khan. Điều trị bằng thuốc kháng sinh không có hiệu quả với cảm cúm và cảm lạnh. Cha mẹ nên cho bé nghỉ ngơi và áp dụng một số biện pháp tự chăm sóc tại nhà đơn giản như uống nhiều nước, súc miệng bằng nước muối ấm, làm ẩm không khí xung quanh bé (dùng máy phun sương tạo độ ẩm)…

Cả cảm cúm và cảm lạnh đều là nguyên nhân gây ho ở trẻ em

Cả cảm cúm và cảm lạnh đều có thể dẫn tới ho kéo dài ở trẻ em.

2. Trào ngược axit dạ dày

Các triệu chứng của trào ngược axit dạ dày ở trẻ em thường là ho, hay bị nôn, trớ. ợ nóng, đắng họng… Điều trị trào ngược axit dạ dày tùy thuộc vào độ tuổi của trẻ, tình trạng sức khỏe và các vấn đề y tế khác. Cha mẹ có thể áp dụng một số biện pháp như: tránh cho trẻ ăn các thực phẩm dễ gây kích thích (sô cô la, bạc hà, các loại đồ ăn chiên rán, đồ uống có ga). Ăn ít nhất 2 giờ trước khi đi ngủ. Ăn nhiều bữa nhỏ trong ngày thay vì 3 bữa chính. Tới bệnh viện để được kiểm tra, chẩn đoán và tư vấn cách điều trị phù hợp.

3. Hen suyễn

Đây là bệnh lý rất khó chẩn đoán bởi vì triệu chứng là khác nhau trong từng trường hợp cụ thể. Ho khò khè, ho nhiều về đêm là một trong những triệu chứng điển hình của hen suyễn. Biểu hiện khác của hen suyễn là ho xuất hiện khi trẻ vận động chơi đùa. Điều trị hen suyễn tùy thuộc vào nguyên nhân, có thể là tránh tiếp xúc với khói, bụi, nước hoa, các hóa chất… Đi khám ngay nếu nghi ngờ trẻ có triệu chứng hen suyễn.

Ho khò khè, ho nhiều về đêm hoặc khi trẻ vận động mạnh... là những biểu hiện của hen suyễn

Ho khò khè, ho nhiều về đêm hoặc khi trẻ vận động mạnh… là những biểu hiện của hen suyễn.

4. Dị ứng

Dị ứng có thể gây ho kéo dài, cổ họng ngứa, chảy nước mũi, chảy nước mắt, đau họng hoặc phát ban. Đưa trẻ tới bệnh viện để kiểm tra xác định chất gây dị ứng và tư vấn cách ngăn chặn. Thực phẩm, nước hoa, lông vật nuôi và bụi có thể là chất gây dị ứng. Bác sĩ có thể chỉ định sử dụng thuốc hoặc tiêm.

5. Ho gà

Là ho từng chuỗi kế tiếp nhau, càng lúc càng nhanh rồi yếu dần, sau đó có giai đoạn hít vào thật sâu nghe như tiếng gà gáy. Các triệu chứng khác có thể bao gồm chảy nước mũi, hắt hơi, và sốt nhẹ. Ho gà rất dễ lây nhưng hoàn toàn có thể ngăn ngừa bằng vaccine. Ho gà được điều trị bằng thuốc kháng sinh.

6. Các nguyên nhân khác

Đôi khi trẻ ho như là thói quen sau khi đã mắc một bệnh lý nào đó gây ho. Tiếp xúc với các chất kích thích như khói thuốc lá hoặc khói bếp lò cũng có thể là nguyên nhân gây ho.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:
Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital