Nguyên nhân gây đau quai hàm điều trị đau quai hàm

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKI

Đỗ Thị Tú Anh

Trưởng khoa Răng Hàm Mặt

Đau quai hàm thường được mô tả là những cơn đau nhói khó chịu ở hàm. Nó có thể xảy ra đột ngột, bắt đầu với mức độ đau nhẹ và ngày càng trở nên dữ dội hơn theo thời gian. Tuy nhiên triệu chứng chính xác trong từng trường hợp cụ thể có thể khác nhau tùy thuộc vào nguyên nhân tiềm ẩn dẫn tới tình trạng này. Xác định nguyên nhân là bước đầu tiên trong điều trị đau quai hàm. Dưới đây là một vài nguyên nhân có thể dẫn tới tình trạng đau quai hàm.

Nghiến răng

Nghiến răng có thể gây thiệt hại nghiêm trọng cho răng và cũng là một trong những nguyên nhân gây đau quai hàm hàng đầu.

Nghiến răng có thể gây thiệt hại nghiêm trọng cho răng và cũng là một trong những nguyên nhân gây đau quai hàm hàng đầu.

Nghiến răng có thể gây thiệt hại nghiêm trọng cho răng và cũng là một trong những nguyên nhân gây đau quai hàm hàng đầu. Một số người nghiến răng khi họ cảm thấy căng thẳng, nhưng rất nhiều người nghiến răng khi ngủ mà không hề nhận thức được. Nếu không điều trị, nghiến răng có thể dẫn tới nhiều vấn đề về nha khoa khác. Áp dụng các biện pháp làm giảm căng thẳng hoặc đeo dụng cụ bảo vệ hàm vào ban đêm là những cách giúp ngăn chặn tình trạng nghiến răng.

Viêm tủy xương

Viêm tủy xương là một bệnh nhiễm trùng theo dòng máu của cơ thể của cơ thể ảnh hưởng đến xương và các mô lân cận. Khi một người bị viêm tủy xương hàm, khớp thái dương hoặc viêm khớp thái dương có thể gặp phải các triệu chứng như đau quai hàm, sốt và sưng mặt. Viêm tủy xương có thể điều trị bằng thuốc kháng sinh hoặc phẫu thuật để loại bỏ các khu vực mà xương đã hoại tử vì nhiễm trùng.

Rối loạn thái dương hàm

Rối loạn thái dương hàm thường có triệu chứng như đau quai hàm, khớp thái dương hàm, đau xuất hiện khi có hoặc không có cử động hàm.

Rối loạn thái dương hàm thường có triệu chứng như đau quai hàm, khớp thái dương hàm, đau xuất hiện khi có hoặc không có cử động hàm.

Rối loạn thái dương hàm là hội chứng chỉ các rối loạn ở khớp thái dương hàm, cơ hàm và sự ăn khớp giữa các răng. Rối loạn thái dương hàm thường có triệu chứng như đau quai hàm, khớp thái dương hàm, đau xuất hiện khi có hoặc không có cử động hàm. Nhiều người bệnh không há miệng được, khi há có tiếng lụp cụp ở khớp thái dương, khi há hàm dưới bị lệch và không thẳng.

Các bệnh về răng miệng

Các nguyên nhân khác gây đau quai hàm bao gồm các bệnh về nướu, sâu răng hoặc áp xe răng. Mặc dù trong nhiều trường hợp các vấn đề này không trực tiếp ảnh hưởng tới xương hàm nhưng cơn đau có thể lan vào vùng xương hàm. Ngoài ra những đối tượng bị thiếu răng, hoặc răng bị hư hỏng nghiêm trọng cũng có thể bị đau hàm khi cắn hoặc nhai. Chăm sóc răng miệng tốt ở nhà và khám nha khoa thường xuyên có thể làm giảm nguy cơ gặp phải các bệnh này.

Áp xe răng

Khám nha khoa định kỳ và điều tri sâu răng kịp thời là cách tốt nhất để tránh bị áp xe răng.

Khám nha khoa định kỳ và điều tri sâu răng kịp thời là cách tốt nhất để tránh bị áp xe răng, có thể dẫn tới đau quai hàm.

Áp xe răng xảy ra sau khi các vi khuẩn ở răng bị sâu bắt đầu lây lan từ chân răng vào tủy. Tuy nhiên nó cũng có thể ảnh hưởng đến bất cứ mô xương nào xung quanh, gây đau quai hàm. Khám nha khoa định kỳ và điều tri sâu răng kịp thời là cách tốt nhất để tránh bị áp xe răng.

Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc có thắc mắc cần giải đáp về nguyên nhân gây đau quai hàm, xin vui lòng liên hệ với chúng tôi theo số điện thoại 1900 55 88 92 hoặc hotline: 0936 388 288.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:
Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital