Nguyên nhân gây bệnh á sừng bạn cần biết

Tham vấn bác sĩ

Bệnh á sừng là triệu chứng của bệnh viêm da cơ địa dị ứng, bao gồm các triệu chứng khô – nứt nẻ da, bong da tay, bong da chân, các đầu ngón tay, ngón chân,… Bệnh không ảnh hưởng đến tính mạng nhưng ảnh hưởng xấu đến thẩm mỹ, sinh hoạt,… cho người bệnh.

Nguyên nhân gây bệnh á sừng chưa được xác định cụ thể, các nhà khoa học cho rằng có thể là do di truyền, cơ địa dị ứng hoặc do chế độ ăn uống thiếu hụt dinh dưỡng từ bé,…

nguyen-nhan-gay-benh-a-sung-ban-can-biet-1

Bệnh á sừng là triệu chứng của bệnh viêm da cơ địa dị ứng, bao gồm các triệu chứng khô – nứt nẻ da, bong da tay, bong da chân, các đầu ngón tay, ngón chân,

Yếu tố di truyền

Theo các nhà khoa học, yếu tố di truyền có thể chiếm 25% nguyên nhân gây bệnh. Bệnh có thể di truyền từ ông bà, bố mẹ,… những người có thành viên trong gia đình mắc bệnh có nguy cơ cao mắc bệnh này hơn những người bình thường.

Do thiếu dinh dưỡng cân đối từ bé

Thực tế cho thấy, đa số người mắc bệnh thường là những người ăn ít rau quả và thiếu hụt vitamin nhất là A, C, D, E,… ảnh hưởng đến chất lượng lớp sừng.

 

Bệnh á sừng thường xuất hiện ở bàn chân, bàn tay,…

Do thuốc

Lạm dụng một số loại thuốc làm rối loạn việc hình thành tái tạo tế bào dưới da từ đó dẫn đến bệnh vẩy nến á sừng. Vì vậy khi dùng bất kì loại thuốc nào cũng cần phải theo chỉ định của bác sĩ.

Dị ứng từ môi trường

Với những người có cơ địa mẫn cảm, khi tiếp xúc với một số yếu tố môi trường như: nguồn nước bẩn, thời tiết, môi trường bụi bẩn, …. sẽ gây ra hiện tượng bội nhiễm làm vi khuẩn gây bệnh phát triển, dẫn đến bệnh á sừng.

Do tiếp xúc hóa chất độc hại

Một số người do tính chất công việc thường xuyên phải tiếp xúc với môi trường hóa học như: chất tẩy rửa, xăng, dầu nhớt, chất bẩn môi trường…. khiến da dễ dàng bị tổn thương, làm tăng nguy cơ mắc nhiễm bệnh á sừng. Người thường xuyên tiếp xúc nhiều với dầu mỡ, hóa chất, xà phòng… mà không dùng găng bảo vệ cũng dễ mắc bệnh.

nguyen-nhan-gay-benh-a-sung-ban-can-biet-3

Bạn nên đến cơ sở chuyên khoa để được thăm khám và điều trị khi mắc bệnh á sừng

Do cơ địa loại da

Những người có làn da khô thì nguy cơ mắc bệnh á sừng cao hơn những người da có độ ẩm cao. Vì vậy những người đang sở hữu làn da khô nên cảnh giác để phòng tránh sớm.

Yếu tố nghề nghiệp

Từ yếu tố tiếp xúc với các chất tẩy rửa, hóa chất…có thể xác định một số đối tượng thường bị bệnh như nữ công nhân giặt, công nhân nhà máy, thợ làm tóc, nhân viên y tế, lao công, công nhân công trình xây dựng…Các yếu tố thuận lợi khác như cọ xát, sang chấn, độ ẩm thấp đều nằm ở nhóm đối tượng này.

 

 

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital