Nguyên nhân gây áp-xe quanh amidan

Tham vấn bác sĩ
Thầy thuốc ưu tú, Bác sĩ

Dương Văn Tiến

Trưởng phòng khám Tai mũi họng Cơ sở 286 Thụy Khuê

Áp-xe quanh amidan thường gặp ở trẻ lớn và người lớn. Tuy nhiên nguyên nhân gây áp xe quanh amidan do đâu thì nhiều người còn không biết. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thêm cho độc giả hiểu rõ hơn về căn bệnh này.
Nguyên nhân gây áp-xe quanh amidan
Nguyên nhân hay gặp của áp-xe quanh amidan là do viêm amidan cấp mủ không được điều trị hoặc vì độc tố vi khuẩn cao hoặc do vi khuẩn kháng lại thuốc kháng sinh mà người bệnh sử dụng. Vi khuẩn gây áp-xe quanh amidan được xác định khi lấy mủ của khối áp-xe đi nuôi cấy. Người ta thấy sự xuất hiện của vi khuẩn gây bệnh trong những trường hợp này là tụ cầu, liên cầu, xoắn khuẩn, vi khuẩn kị khí và ái khí, trong đó có liên cầu bêta tan huyết nhóm A.

nguyen-nhan-gay-ap-xe-quanh-amidan

Nguyên nhân hay gặp của áp-xe quanh amidan là do viêm amidan cấp mủ không được điều trị

Viêm amidan lại là loại bệnh hay gặp trong giai đoạn chuyển mùa, do đó kéo theo sự gia tăng của áp-xe quanh amidan khi thời tiết thay đổi.
Bệnh viêm amidan có thể biểu hiện cấp tính hay mạn tính, tuy nhiên đây là bệnh rất hay tái phát và có thể gây các biến chứng nguy hiểm, nhất là trong các đợt cấp, mà áp-xe quanh amidan là một trong số các biến chứng đó.
Áp-xe quanh amidan xuất hiện khi nào?
Một áp-xe quanh amidan điển hình xuất hiện sau viêm amidan cấp khoảng 5 – 7 ngày. Bạn có thể nghĩ đến việc bị áp-xe quanh amidan nếu thấy đau họng liên tục trong khi vẫn đang được sử dụng kháng sinh, mức độ đau tại họng giảm trong một hai ngày đầu, sau đó lại tăng lên ngày một nặng.

nguyen-nhan-gay-ap-xe-quanh-amidan

Khi bị áp-xe quanh amidan, người bệnh sẽ thấy đau họng liên tục, khó nuốt, vướng cộm

Đau họng trong áp-xe quanh amidan là đau lan lên tai khi nuốt, đau nhức vùng góc hàm. Đi kèm theo là sốt 39 – 40ºC, gai rét, rất mệt mỏi, môi khô, lưỡi dày có nhiều giả mạc trắng đục trên bề mặt. Sau đó người bệnh bắt đầu cảm thấy nuốt khó, nước bọt chảy nhiều, bẩn, hơi thở hôi, giọng nói bị thay đổi, trở nên đầy đầy, khó nghe do eo họng bị thu hẹp. Giai đoạn muộn khi khối áp-xe lan ra vùng cơ cắn sẽ gây ra hiện tượng khít hàm. Có thể có khó thở khi khối áp-xe lấp kín họng miệng rồi lan dần xuống họng thanh quản.
Khi thăm khám sẽ thấy amidan một bên sưng to, đỏ, bề mặt amidan có mủ trắng nhưng dễ lấy bỏ. Phần trước của amidan căng phồng, niêm mạc phù nề. Amidan bị đẩy lệch vào trong và ra sau hoặc ra trước tùy theo thể áp-xe amidan. Lưỡi gà mọng nước, di động kém. Áp-xe amidan thường bị một bên. Hạch cùng bên cũng sưng to, ấn đau do phản ứng viêm lan tới hạch.

nguyen-nhan-ap-xe-quanh-amidan

Nhiều người tìm đến chuyên khoa Tai mũi họng – Bệnh viện Thu Cúc để được thăm khám và điều trị sớm (nếu có bệnh)

Để điều trị áp-xe quanh amidan cần phải dựa vào các nguyên nhân gây bệnh. Do đó khi thấy các dấu hiệu viêm amidan, người bệnh cần đến các bệnh viện có chuyên khoa Tai mũi họng để được bác sĩ chẩn đoán và điều trị sớm bệnh. Người bệnh cần tuân thủ theo đúng phác đồ điều trị của bác sĩ để tránh biến chứng áp-xe quanh amidan, đồng thời có chế độ chăm sóc, sinh hoạt và nghỉ ngơi hợp lý để cải thiện sớm bệnh.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital