Nguyên nhân chảy máu chân răng thường là liên quan tới răng miệng

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKI

Đỗ Thị Tú Anh

Trưởng khoa Răng Hàm Mặt

Có nhiều nguyên nhân chảy máu chân răng khác nhau, thường là liên quan tới răng miệng. Tuy nhiên cũng có thể đây là dấu hiệu của những vấn đề sức khỏe khác. Do đó tốt nhất người bệnh nên tới bệnh viện để kiểm tra, xác định nguyên nhân chính xác và có cách điều trị phù hợp.

Nguyên nhân chảy máu chân răng thường liên quan đến vấn đề về răng, miệng.

Nguyên nhân chảy máu chân răng thường liên quan đến vấn đề về răng, miệng.

Nguyên nhân chảy máu chân răng thường gặp

Chảy máu chân răng (nói đúng hơn là chảy máu lợi răng) có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, từ đơn giản cho tới nghiêm trọng cần điều trị y tế. Tuy nhiên dù chảy máu chân răng do nguyên nhân nào thì đây cũng là một hiện tượng cần để ý.
Viêm nướu
Viêm nướu là nguyên nhân chảy máu chân răng phổ biến nhất. Mảng bám trên răng và tại đường viền nướu nếu không được loại bỏ bằng cách đánh răng và dùng chỉ nha khoa có thể dẫn tới tình trạng viêm nướu. Khi viêm nướu xảy ra, nướu răng bị sưng, đau và chảy máu khi đánh răng. Viêm nướu là giai đoạn sớm nhất của bệnh nướu. Ở giai đoạn này, tổn thương có thể được hồi phục vì xương và mô liên kết nâng đỡ răng chưa bị ảnh hưởng. Do đó nên đi khám và điều trị sớm, tránh để bệnh chuyển nặng thành viêm nha chu – không chỉ gây ra nhiều triệu chứng khó chịu, ảnh hưởng đến chức năng ăn, nhai mà còn có thể gây mất răng.
Thuốc
Hiệp hội Nha khoa Hoa Kỳ (The American Dental Association) liệt kê các loại thuốc giảm loãng máu là một trong những nguyên nhân chảy máu chân răng. Bởi vì loại thuốc này làm giảm khả năng đông máu, dễ gây chảy máu.

Thuốc làm loãng máu cũng có thể là nguyên nhân chảy máu chân răng.

Thuốc làm loãng máu cũng có thể là nguyên nhân chảy máu chân răng.

Bàn chải đánh răng mới
Chuyển từ bàn chải đánh răng lông mềm sang bàn chải dạng cứng cũng có thể dẫn tới hiện tượng chảy máu chân răng. Hãy thử sử dụng loại bàn chải đánh răng lông mềm và hỏi ý kiến của nha sĩ về loại bàn chải đánh răng phù hợp nhất với tình trạng răng miệng bản thân.
Viêm lợi khi mang thai
Một số phụ nữ mang thai bị sưng lợi và chảy máu khi mang thai. Tình trạng này được goi là viêm lợi khi mang thai. Sự thay đổi hormon trong thai kỳ làm thay đổi phản ứng của cơ thể đối với vi khuẩn gây bệnh nướu răng. Mức độ nghiêm trọng của bệnh sẽ tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe răng miệng trước khi mang thai cũng như thói quen chăm sóc, vệ sinh răng của mẹ. Khám nha khoa, giữ gìn răng miệng sạch sẽ có thể giúp ngăn ngằn bệnh viêm lợi ở phụ nữ mang thai trở nên tồi tệ hơn.

Nên đi khám để xác định nguyên nhân chảy máu chân răng và có cách điều trị phù

Nên đi khám để xác định nguyên nhân chảy máu chân răng và có cách điều trị phù

Các bệnh lý khác
Những người bị bệnh tiểu đường có nguy cơ cao gặp phải các vấn đề về sức khỏe răng miệng, chẳng hạn như chảy máu răng, viêm lợi, rụng răng… Nguyên nhân là do người bệnh tiểu đường dễ bị nhiễm trùng, vì đường máu tăng cao là môi trường thuận lợi để cho vi khuẩn phát triển.
Bệnh bạch cầu có thể gây ra triệu chứng chảy máu chân răng. Đây là một dạng ung thư trong máu hoặc tủy xương biểu hiện thiếu thành phần đông máu.
Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc với đội ngũ bác sĩ giỏi, giàu kinh nghiệm, hệ thống trang thiết bị y tế hiện đại sẽ giúp xác định nguyên nhân chảy máu chân răng và điều trị hiệu quả.
Hiện nay, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc còn có đội ngũ bác sĩ quốc tế giàu kinh nghiệm, tiếp xúc với nhiều nền y tế hiện đại trên thế giới, luôn thăm khám – tư vấn điều trị nhiệt tình, giúp bạn san sẻ nỗi lo về sức khỏe. Xem thêm thông tin chi tiết về đội ngũ bác sĩ quốc tế tại đây.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital