Người bị viêm loét dạ dày tá tràng cần tránh ăn gì?

Tham vấn bác sĩ
Phó Giáo sư, Tiến sĩ

Vũ Văn Khiên

Phó giám đốc phụ trách Nội soi tiêu hóa

Viêm loét dạ dày tá tràng là tổn thương ở dạ dày, thực quản và ruột non gây ra bởi vi khuẩn Helicobacter pylori (H. pylori). Yếu tố di truyền, tuổi tác, tiền sử đau mãn tính, nghiện rượu, tiểu đường, stress và hút thuốc lá là những yếu tố làm tăng nguy cơ phát triển bệnh. Việc điều trị thường là sử dụng kháng sinh để tiêu diệt vi khuẩn và thuốc kháng axit để giảm axit trong đường tiêu hóa. Không có chế độ ăn uống cụ thể dành cho người bị viêm loét dạ dày tá tràng. Tuy nhiên có một số thực phẩm nhất định sẽ làm trầm trọng thêm các triệu chứng của bệnh như ợ nóng, khó tiêu, buồn nôn và ói mửa. Vậy người bị viêm loét dạ dày tá tràng cần tránh ăn gì?

1. Người bị viêm loét dạ dày tá tràng cần tránh ăn gì?

1.1. Cà phê và đồ uống có ga

Theo một nghiên cứu vào tháng 07/2011 của Medical Clinics of North America, cà phê có và không có caffeine, trà là những loại đồ uống nên tránh vì chúng kích thích việc sản sinh axit và có thể gây ra chứng khó tiêu, đặc biệt là ở những người bị viêm loét dạ dày. Ngoài ra cũng có khuyến cáo nên tránh đồ uống có ga vì lý do tương tự.

Người bị viêm loét dạ dày tá tràng cần tránh ăn gì?

Không nên uống cà phê vì chúng kích thích việc sản sinh axit và có thể gây ra chứng khó tiêu

1.2. Đồ uống có cồn

Trong một bài báo được công bố trong tháng 12 năm 2000 trong “American Journal of Gastroenterology”, các nhà nghiên cứu khẳng định rằng uống rượu khiến chứng bệnh trào ngược dạ dày thực quản trở nên tồi tệ hơn, ảnh hưởng tới bệnh viêm loét dạ dày thực quản. Rượu có thể gây kích ứng và làm xói mòn niêm mạc dạ dày và ruột non. Vì thế người bị viêm loét dạ dày tá tràng nên tránh để làm giảm nguy cơ bị viêm hoặc xuất huyết.

1.3. Thực phẩm nhiều gia vị và có tính axit

Những người mắc bệnh viêm loét dạ dày tá tràng nên tránh các thức ăn nhiều gia vị như ớt, nước sốt nóng. Những thực phẩm này có thể làm tăng axit dạ dày, gây trào ngược dạ dày thực quản và làm trầm trọng thêm các triệu chứng liên quan đến viêm loét dạ dày.

Nghiên cứu năm 1991 từ Medical Clinics of North America cũng xác định rằng các thực phẩm giàu axit gây ra khó chịu ở một số bệnh nhân bị loét dạ dày. Axit xitric có nhiều trong chanh, cam, bưởi, dứa, nước ép trái cây, mứt và thạch.

viêm loét dạ dày tá tràng cần tránh ăn gì?

Các thực phẩm giàu axit gây ra khó chịu ở một số bệnh nhân bị loét dạ dày

1.4. Thực phẩm giàu chất béo

Thực phẩm giàu chất béo sẽ làm tăng tình trạng viêm niêm mạc dạ dày, làm trầm trọng thêm các triệu chứng của bệnh viêm loét dạ dày.

Người bệnh viêm loét dạ dày nên tránh thực phẩm giàu chất béo như: đồ ăn chiên rán, thịt xông khói, bánh pizza, bơ, sôcôla, pho mát, xúc xích…

1.5. Đồ chiên rán dầu mỡ

Thực phẩm được chiên trong dầu ở nhiệt độ cao mất nhiều thời gian hơn để tiêu hóa, có thể dẫn đến đau bụng và đầy hơi. Do đó thức ăn được chế biến theo cách này có thể làm trầm trọng thêm tình trạng viêm loét dạ dày và làm đảo lộn lớp bảo vệ tự nhiên của đường tiêu hóa.

Bên cạnh đó, đồ chiên rán chứa nhiều chất béo và muối và có thể được chiên đi chiên lại nhiều lần, càng có tác động xấu đến đường ruột và sức khỏe.

1.6. Thực phẩm khác

Ngoài cà phê, rượu và đồ uống có ga, người bị viêm loét dạ dày tá tràng cũng được khuyến cáo hạn chế các loại thực phẩm tinh chế như đường, thịt màu đỏ, chất béo chuyển hóa trong thức ăn chế biến sẵn.

Người bệnh nên cố gắng ăn nhiều chất xơ, rau lá màu xanh đậm, thực phẩm giàu chất chống oxy hóa, thịt nạc, các loại dầu tốt và 6 – 8 ly nước/ngày.

viêm loét dạ dày tá tràng cần tránh ăn gì?

Người bị viêm loét dạ dày tá tràng cũng được khuyến cáo hạn chế các loại chất béo chuyển hóa trong thức ăn chế biến sẵn.

2. Ăn uống đúng cách khi viêm loét dạ dày – tá tràng

– Thức ăn nên thái nhỏ, nấu chín kỹ, mềm, giúp cho người đau dạ dày dễ tiêu hóa và dễ hấp thu hơn.

– Nên hạn chế ăn các món chiên rán nhiều dầu mỡ, thay vào đó hãy chế biến các món luộc, hấp,…

– Ăn chậm và nhai kỹ, tránh vừa ăn vừa đọc sách, xem tivi,… để giúp gia tăng bài tiết của nước bọt, tiêu hoá dễ dàng hơn.

– Nên ăn nhiều bữa nhỏ trong ngày giúp dạ dày thường xuyên có thức ăn để trung hòa được acid.

– Không để bụng quá đói hoặc để dạ dày bị rỗng, co bóp mạnh hơn gây đau, thậm chí chảy máu; hoặc ăn quá no khiến dạ dày dạ dày căng to, co bóp yếu ảnh hưởng đến quá trình nhào trộn thức ăn, tăng cọ xát làm gia tăng cơn đau.

– Tránh ăn thức ăn quá nóng hoặc quá lạnh đều làm dạ dày co bóp mạnh hơn gây đau. Thức ăn ấm khoảng 40-50 độ C là nhiệt độ tốt nhất cho tiêu hóa hấp thu.

viêm loét dạ dày tá tràng cần tránh ăn gì?

Nên ăn nhiều bữa nhỏ trong ngày giúp dạ dày thường xuyên có thức ăn để trung hòa được acid.

Bài viết trên đây đã giúp bạn biết rõ rằng viêm loét dạ dày tá tràng cần tránh ăn gì? Để từ đó điều chỉnh chế độ ăn sao cho phù hợp sao cho vết loét nhanh phục hồi hơn. Bên cạnh đó cũng cần thay đổi lối sống sinh hoạt kèm với phác đồ điều trị riêng của bác sĩ để dạ dày luôn được khỏe mạnh mỗi ngày.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital