Ngáy và chứng ngưng thở khi ngủ: những điều cần biết

Tham vấn bác sĩ
Thạc sĩ, Bác sĩ, Thầy thuốc ưu tú

Tạ Quang Mậu

Bác sĩ Nội Khoa

Ngáy và hội chứng ngưng thở khi ngủ là điều kiện y tế phổ biến ảnh hưởng đến khoảng 15-50% dân số trên toàn thế giới. Khi phát hiện tình trạng ngáy hoặc ngưng thở khi ngủ cần tiến hành điều trị ngay, nếu kéo dài sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.

Ngáy là hiện tượng bình thường?

Ngáy to không chỉ làm phiền, gây ảnh hưởng tới chất lượng giấc ngủ của những người xung quanh mà còn có thể là dấu hiệu của chứng ngưng thở khi ngủ.

Ngáy to không chỉ làm phiền, gây ảnh hưởng tới chất lượng giấc ngủ của những người xung quanh mà còn có thể là dấu hiệu của chứng ngưng thở khi ngủ.

Hầu hết mọi người đều đã từng ngáy ở nhiều cấp độ khác nhau. Nhìn chung đây là một hiện tượng hoàn toàn bình thường. Ngáy ngủ được xem là bất bình thường khi  có âm thanh quá to, gây khó chịu cho người xung quanh hoặc đi kèm với tình trạng hơi thở bị gián đoạn.
Tại sao lại ngáy khi ngủ?
Bình thường khi chúng ta thở không khí đi vào từ mũi hoặc miệng xuống phổi rồi trở ra một cách tự nhiên, đều đặn. Nhưng có một số người trong lúc ngủ, vùng họng sau bị hẹp lại, cùng một lượng khí vào nhưng do đi qua một vùng hẹp hơn làm các niêm mạc mô xung quanh rung lên tạo nên một loại âm thanh mà người ta gọi đó là ngáy. Vùng hẹp đó có thể ở vùng mũi, miệng hoặc là họng.
Những người ngáy to có vấn đề gì bất thường không?
Ngáy to không chỉ làm phiền, gây ảnh hưởng tới chất lượng giấc ngủ của những người xung quanh mà còn có thể là dấu hiệu của chứng ngưng thở khi ngủ.
Chứng ngưng thở khi ngủ là gì?

Hội chứng ngưng thở khi ngủ là rối loạn đặc trưng bởi sự ngừng thở từng lúc về đêm trong khi ngủ.

Hội chứng ngưng thở khi ngủ là rối loạn đặc trưng bởi sự ngừng thở từng lúc về đêm trong khi ngủ.

Hội chứng ngưng thở khi ngủ là rối loạn đặc trưng bởi sự ngừng thở từng lúc về đêm trong khi ngủ, có thể dẫn tới thiếu oxy máu và liên quan đến ngủ ngày quá nhiều.
Thông thường đường hô hấp trên được nâng đỡ bởi các cấu trúc xương nhỏ, sụn bao quanh mũi và vùng hầu họng. Đặc điểm này giúp cho đường thở vẫn mở ra, không bị xẹp trong lúc ngủ, không khí vẫn lưu thông từ mũi và miệng vào trong phổi một cách dễ dàng. Ở những người mắc chứng ngưng thở khi ngủ, những thành phần mô mềm như lưỡi và sụn của vùng hầu họng bị tụt vào trong đường thở, kèm theo kích thước của đường hô hấp trên bị giảm do sự phì đại quá mức của mô mềm bao xung quanh. Đường hô hấp trên bị xẹp một phần hoặc hoàn toàn gây tắc nghẽn lưu lượng khí, kết hợp với giảm tín hiệu thần kinh đến các cơ hô hấp trong lúc ngủ và do đó gây ra ngưng thở.
Hiện tượng này gây giảm oxy và tăng khí CO2 trong máu. Nó sẽ hoạt hóa thần kinh giao cảm gây co mạch, tăng nhịp tim dẫn đến tăng huyết áp, suy tim sung huyết, loạn nhịp tim, bệnh tim thiếu máu cục bộ và bệnh lý mạch máu não. Nguy cơ tử vong, tăng huyết áp gia tăng khi tổng số đợt ngưng thở khi ngủ trong một giờ càng gia tăng. Số lần ngưng thở khi ngủ càng cao thì nguy cơ mắc bệnh tim mạch càng cao.
Chứng ngưng thở khi ngủ có nguy hiểm không?
Như đã nêu ở trên, chứng ngưng thở khi ngủ có liên quan đến bệnh tim, đột quỵ, huyết áp cao, thay đổi nhân cách, liệt dương, trầm cảm và tiểu đêm. Một trong những triệu chứng đáng chú ý là buồn ngủ vào ban ngày. Điều này rất nguy hiểm vì có thể dẫn tới tai nạn trong quá trình người bệnh đang làm việc hay tham gia giao thông.
Triệu chứng của chứng ngưng thở khi ngủ là gì?
Triệu chứng thường gặp nhất là ngáy và buồn ngủ vào ban ngày. Ngoài ra còn có những triệu chứng khác như mệt mỏi, thiếu tập trung vào ban ngày, đau thắt ngực, hay giật mình thức giấc về đêm kèm theo thở gấp, ngạt thở.
Các yếu tố nguy cơ của chứng ngưng thở khi ngủ?

Những bất thường cấu trúc sọ mặt và mô mềm đường hô hấp trên có thể làm tăng nguy cơ phát triển chứng ngưng thở khi ngủ.

Những bất thường cấu trúc sọ mặt và mô mềm đường hô hấp trên có thể làm tăng nguy cơ phát triển chứng ngưng thở khi ngủ.

  • Béo phì
  • Bất thường cấu trúc sọ mặt và mô mềm đường hô hấp trên như vị trí, kích thước bất thường xương hàm trên, hàm dưới; phì đại amidan, mô lympho, VA; khoang mũi hẹp.

Ngoài ra còn có các yếu tố khác như di truyền; hút thuốc lá; tình trạng sung huyết mũi, đái tháo đường, uống rượu, thuốc an thần, mãn kinh, nam giới tăng cao hơn nữ.
Chứng ngưng thở khi ngủ được điều trị như thế nào?
Điều trị ngưng thở khi ngủ tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh:

  • Nếu ở mức độ nhẹ: Chủ yếu thay đổi lối sống, giảm cân, dùng gối tránh ngáy, ngủ tư thế nghiêng, tránh sử dụng rượu, thuốc lá, thuốc an thần. Có thể dùng dụng cụ nâng hàm gắn ở miệng có tác dụng đưa hàm dưới ra trước, tăng khoảng trống của vùng hầu và vùng sau đáy lưỡi, giảm tính xẹp của vùng hầu.
  • Mức độ trung bình: người bệnh được điều trị bằng phương pháp phẫu thuật tạo hình vòm miệng hầu lưỡi gà nếu nguyên nhân gây ngưng thở khi ngủ là do bất thường về cấu trúc vùng tai mũi họng. Khi đó bệnh nhân sẽ được cắt amidan, lưỡi gà và vòm khẩu cái sau.
  • Mức độ nặng: Thở áp lực dương liên tục trong lúc ngủ với máy thở (CPAP), gắn với mặt nạ mũi hoặc mặt nạ miệng, được chỉ định đối với các trường hợp hội chứng ngưng thở khi ngủ mức độ trung bình và nặng. Máy thở có tác dụng giúp mở và ngăn ngừa xẹp đường hô hấp trên, giảm buồn ngủ vào ban ngày ở hầu hết tấc cả các bệnh nhân, cải thiện tăng huyết áp, tiểu đêm.

Dụng cụ nha khoa (dụng cụ nâng hàm gắn ở miệng) đề điều trị ngáy ngủ và chứng ngưng thở khi ngủ rất hiệu quả?
Đúng. Nghiên cứu khoa học cho thấy dụng cụ nha khoa rất hiệu quả trong điều trị chứng ngưng thở khi ngủ ở cấp độ nhẹ và trung bình. Liệu pháp này cũng rất hiệu quả cho những người mà đã từng phẫu thuật và phẫu thuật đã không thành công.
Nếu sử dụng dụng cụ nha khoa để điều trị chứng ngáy ngủ và ngưng thở khi ngủ thì hàm có bị ảnh hưởng gì không?

Nghiên cứu khoa học cho thấy dụng cụ nha khoa rất hiệu quả trong điều trị chứng ngưng thở khi ngủ ở cấp độ nhẹ và trung bình.

Nghiên cứu khoa học cho thấy dụng cụ nha khoa rất hiệu quả trong điều trị chứng ngưng thở khi ngủ ở cấp độ nhẹ và trung bình.

Các nghiên cứu và dữ liệu lâm sàng cho thấy dụng cụ nha khoa trong điều trị chứng ngáy ngủ và ngưng thở khi ngủ không có ảnh hưởng xấu tới các khớp xương hàm.
Cân nặng ảnh hưởng như thế nào đến tình trạng ngưng thở khi ngủ?
Trọng lượng có ảnh hưởng trực tiếp chứng ngủ ngáy và ngưng thở khi ngủ. Cụ thể mức độ nghiêm trọng của hai chứng bệnh nêu trên sẽ tăng lên khi cân nặng tăng và ngược lại.
Các thông tin về cách điều trị chứng ngưng thở khi ngủ trong bài chỉ mang tính chất tham khảo.  Để được tư vấn chi tiết, xin vui lòng liên hệ theo số điện thoại 0936 388 288 hoặc 1900 55 88 92

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:
Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital