Ngăn chặn tình trạng chuột rút chân

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CK II, Thầy thuốc ưu tú

Nguyễn Thị Kim Loan

Bác sĩ Nội Khoa

Hầu hết tình trạng chuột rút chân có thể thuyên giảm bằng cách luyện tập thể dục ở vùng chân bị ảnh hưởng. Tập thể dục vùng chân thường xuyên sẽ giúp giảm tần suất bị chuột rút.  

Tình trạng chuột rút chân có thể là do tự phát hoặc là triệu chứng, biến chứng của một bệnh lý tiềm ẩn nào đó.

Chuột rút ở chân có thể là do tự phát hoặc là triệu chứng, biến chứng của một bệnh lý tiềm ẩn nào đó.

1. Nguyên nhân gây chuột rút ở chân

Chuột rút ở chân có thể xảy ra mà không có nguyên nhân rõ ràng, gọi là chuột rút tự phát hoặc là triệu chứng hoặc biến chứng của một bệnh lý nào đó, gọi là chuột rút thứ cấp.
Nguyên nhân gây chuột rút ở chân thứ cấp thường gặp bao gồm:

  • Mang thai
  • Tập thể dục không đúng cách
  • Ảnh hưởng của một số loại thuốc chẳng hạn như thuốc statin (thuốc giúp giảm lượng cholesterol)
  • Bệnh gan

Trong một cơn chuột rút,cơ bắp sẽ bị co thắt đột ngột, gây đau dữ dội ở một bắp chân, làm cho bệnh nhân không tiếp tục cử động được nữa. Các chuột rút có thể kéo dài từ vài giây đến 10 phút.

2. Các phương pháp điều trị chuột rút ở chân

Các bài tập căng giãn cơ rất tốt cho người hay bị chuột rút chân.

Các bài tập căng giãn cơ rất tốt cho người hay bị chuột rút chân.

Để giảm tình trạng  căng cơ bắp chân, tập giãn cơ bằng cách  ngồi thẳng chân và cố gắng gập bàn chân về phía đầu gối. Lặp lại động tác này thường xuyên.
Thuốc chỉ được sử dụng trong trường hợp  người bệnh bị chuột rút không đáp ứng với biện pháp tập thể dục. Nếu chuột rút ở chân là do một nguyên nhân tiềm ẩn nào đó, việc đầu tiên người bệnh cần làm là điều trị dứt điểm vấn đề sức khỏe này, tình trạng chuột rút sau đó sẽ biến mất dần.
Với những phụ nữ bị chuột rút chân do ảnh hưởng của thai kỳ, tình trạng khó chịu này sẽ dừng lại khi em bé ra đời. Tuy nhiên nếu các bệnh lý về gan nghiêm trọng là nguyên nhân gây chuột rút ở chân thì việc điều trị có thể gặp nhiều khó khăn hơn. Người bệnh có thể được chỉ định sử dụng thuốc giãn cơ.

3. Ngăn chặn chuột rút ở chân

Để ngăn chặn tình trạng chuột rút, nên uống nhiều nước, ăn các thực phẩm giàu canxi, vitamin D...

Để ngăn chặn tình trạng chuột rút, nên uống nhiều nước, ăn các thực phẩm giàu canxi, vitamin D…

  • Massage: massage vùng cơ bắp chân nhẹ nhàng là một cách hiệu quả để phòng ngừa tình trạng chuột rút chân.
  • Uống nhiều nước: cơ thể thiếu nước có thể là nguyên nhân gây chuột rút. Vì thế để tránh gặp phải tình trạng này, hãy nhớ uống nhiều nước hàng ngày.
  • Dành thời gian nghỉ ngơi:đừng để cơ thể quá mệt mỏi hay kiệt sức. Nghỉ ngơi đầy đủ vào ban đêm là quan trọng vì giúp cơ bắp có thể thư giãn và theo cách này giúp ngừa chuột rút cơ bắp.
  • Giữ ấm: cơ bắp lạnh có nhiều khả năng bị chuột rút. Vì vậy những người hay bị chuột rút trong mùa lạnh cần giữ ấm cho đôi chân, đắp chăn ấm vùng chân mỗi khi đi ngủ.
  • Tập thể dục: bơi lội, duỗi bắp chân thường xuyên và đạp xe nhẹ nhàng khoảng vài phút mỗi ngày cũng là biện pháp hữu ích giúp ngăn chặn tình trạng chuột rút.
  • Điều chỉnh chế độ ăn uống: nên bổ sung các loại thực phẩm giàu canxi như sữa, pho mát, pho mai… vào chế độ ăn uống hàng ngày. Vì các thực phẩm này cung cấp thêm canxi cho cơ thể giúp chống chuột rút vào ban đêm. Ngoài ra việc thiếu hụt vitamin D  cũng là “thủ phạm” gây chuột rút trong nhiều trường hợp. Để ngăn chặn điều này, hãy ăn các loại trái cây như cam, bưởi, quýt… Tắm nắng vào sáng sớm 10-15 phút mỗi ngày giúp cơ thể tổng hợp vitamin D.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:
Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital