Nắng nóng kéo dài làm gì để bảo vệ sức khỏe?

Những ngày gần đây, Hà Nội và nhiều tỉnh thành ở miền Bắc và miền Trung đang trải qua một đợt nắng nóng nhất lịch sử gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe. Dưới đây là một vài thông tin cần thiết bạn đọc nên tham khảo để bảo vệ sức khỏe tốt nhất qua đợt nắng nóng này.

Nắng nóng ảnh hưởng đến sức khỏe

Nhiệt độ tăng quá cao, nắng nóng kéo dài sẽ tạo điều kiện cho một số loại vi khuẩn, virus phát triển, sinh sôi tốt. Các loại bệnh cực kì dễ mắc trong những ngày nắng nóng như bệnh đường hô hấp: viêm phổi, viêm họng, sốt virus… hoặc một số bệnh liên quan đến đường ruột như tiêu chảy, ngộ độc thức ăn.

Nhiệt độ ngoài trời quá cao gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe

Nhiệt độ ngoài trời quá cao gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe

Bên cạnh đó, nắng nóng còn là một nguyên nhân khiến nồng độ khí ozone và một số khí độc hại khác gia tăng trong bầu không khí khiến các bệnh như tai biến mạch máu não, đột quỵ, huyết áp cao, nhồi máu cơ tim… trở nên đáng báo động. Đồng thời, tia tử ngoại từ ánh nắng gay gắt của mặt trời có thể làm hại những tế bào da, dẫn đến cháy da, thậm chí là ung thư da. Say nắng, kiệt sức, mất nước, chuột rút…

Nắng nóng kéo dài làm gì để bảo vệ sức khỏe?

Điều chỉnh điều hòa và vệ sinh điều hòa đúng cách. Nhiệt độ điều hòa quá thấp sẽ tạo ra sự chênh lệch lớn so với nhiệt độ thực tế. Việc ở trong môi trường này trong thời gian dài có thể gây ra tình trạng sốc nhiệt khi ra ngoài. Nhiệt độ điều hòa quá thấp cũng có thể gây ra những vấn đề về sức khỏe như ho, đau họng, viêm mũi… Bạn nên điều chỉnh nhiệt độ phòng từ 25 – 27 độ C và không nên để quá thấp khi ngủ để đảm bảo không gây hại sức khỏe. Vệ sinh điều hòa là một việc làm rất cần thiết nhằm loại bỏ điều kiện cho các mầm bệnh sinh sôi,  nên thực hiện vệ sinh chúng định kì 2 – 3 tháng/lần.

Sử dụng và vệ sinh điều hòa đúng cách để bảo vệ sức khỏe của bạn và cả gia đình

Sử dụng và vệ sinh điều hòa đúng cách để bảo vệ sức khỏe của bạn và cả gia đình

Nắng nóng ngay cả khi ngồi điều hòa cơ thể cũng dễ bị tình trạng mất nước. Lúc này, bổ sung đủ nước cho cơ thể sẽ giúp bạn ngăn chặn được tình trạng trên. Ăn nhiều rau xanh và các loại trái cây cũng giúp cung cấp nước cho cơ thể hiệu quả.

Khi ra ngoài trời nắng, cần che chắn cơ thể khỏi ánh nắng mặt trời bằng cách đội nón, mặc áo chống nắng, đeo kính râm. Và đừng quên sử dụng kem chống nắng toàn thân.

Không được ở ngoài trời nắng quá lâu trong khoảng thời gian 12-15h. Đây là thời điểm nắng nóng nhất.

Giữ gìn vệ sinh sạch sẽ để tránh bị lây nhiễm những bệnh mùa hè do côn trùng hoặc vi khuẩn.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital