Một vài hiểu biết về xương có thể bạn chưa biết

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CK II, Thầy thuốc ưu tú

Nguyễn Thị Kim Loan

Bác sĩ Nội Khoa
Xương là bộ phận quan trọng trong cơ thể nhưng ít ai biết đến điều kỳ diệu về sức rắn và độ chắc khỏe của xương. Dưới đây là một vài hiểu biết về xương có thể bạn chưa biết và cách bảo vệ xương luôn chắc khỏe.

Xi măng là một phát minh vật liệu xây dựng hữu ích nhất trong kỷ nguyên kiên cố hóa mọi thứ. Có những công trình xây dựng có giá trị trường tồn hàng trăm năm với xi măng và đá. Nhưng xương lại hoàn toàn “đánh bại” xi măng về độ rắn.

Trong số các xương cấu tạo nên cơ thể, xương đùi là xương “anh hào” nhất. Người ta đã thử làm độ cứng so với xi măng và đá granit thì thấy, nếu cùng làm một khuôn đúc giống như xương đùi, chế tác từ 2 loại nguyên liệu khác nhau xi măng và đá granit. Kết quả cho thấy, dù bẻ ngang hay nện dọc thì khúc xi măng và khúc granit vỡ tan tành, vỡ vụn trong khi đó xương đùi thì cứ trơ ra không vỡ. Để bẻ gãy được xương đùi có lẽ phải cần đến 1 lực sĩ.

Một vài hiểu biết về xương đó là xương của bạn rắn hơn cả xi măng

Xương của bạn rắn hơn cả xi măng

2. Khả năng công phá siêu lớn

Xương nhỏ và mảnh như thế, nhưng nếu được gắn vào đó gân và cơ thì lực của xương tạo ra sức mạnh không thể tưởng tượng được. Nó mạnh đến mức có thể tạo ra một lực gấp hàng trăm, hàng nghìn lần so với khối lượng của bản thân nó. Một số nhà vật lý sinh học đã đo đạc và thấy, khi có sự phối hợp của gân và cơ, xương của bàn tay võ sĩ quyền anh có thể tạo ra một lực cỡ khoảng 5.000N, tương đương với một bao tải nửa tấn hoặc 10 bao xi măng cùng lúc. Còn nếu nỡ chọc giận một đấu thủ karate khiến cho họ tung cú đá thì xương của bàn chân có thể tạo ra một lực đá tương đương với 9.000N, tương đương với 1 tấn xi măng thông thường. Một bao xi măng đã có thể đè bẹp 1 người, vậy 1 tấn xi măng thì không thể rõ sức công phá mạnh đến cỡ não, chắc tường xây phải gãy vỡ. Bộ xương của chúng ta thật siêu phàm.

3. Bảo vệ xương đúng cách trong từng giai đoạn

Ở trẻ em, hoạt động của tạo cốt bào chiếm ưu thế, giúp xương phát triển nhanh. Hai quá trình này ở thế cân bằng trong độ tuổi 25-30, khi mật độ xương đạt đến đỉnh điểm. Từ tuổi 35, quá trình hủy xương bắt đầu tăng nhanh hơn quá trình tạo xương, gây ra quá trình thoái hóa xương (mất xương). Mật độ xương giảm dần và đến một lúc nào đó, bệnh loãng xương xuất hiện.

Bảo vệ xương đúng cách trong từng giai đoạn

Bảo vệ xương đúng cách trong từng giai đoạn

Cần đầu tư cho xương đúng giai đoạn: Chú trọng các thời điểm quan trọng như quá trình bào thai, 1-3 tuổi, dậy thì, thời kỳ tiền mãn kinh và mãn kinh ở phụ nữ, lúc cao tuổi (sau 50 tuổi).

Cần đầu tư cho xương đúng phương pháp: Luôn chú ý áp dụng các biện pháp giúp phát triển và bảo vệ xương như luyện tập thể thao đều đặn, bổ sung dinh dưỡng đầy đủ và cân đối, sinh hoạt điều độ. Trong đó, dinh dưỡng là yếu tố quan trọng nhất.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital