Một số vấn đề sức khỏe thường gặp ở trẻ em

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKII

Nguyễn Thị Mai Hoa

Trưởng khoa Nhi - Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc TCI

Tìm hiểu về các vấn đề sức khỏe thường gặp ở trẻ, nhận biết các triệu chứng và nguyên nhân để có cách phòng tránh là việc làm rất cần thiết đối với bậc làm cha mẹ.

Cha mẹ nên tìm hiểu về các vấn đề sức khỏe thường gặp ở trẻ, nhận biết các triệu chứng và nguyên nhân để có cách phòng tránh.

Cha mẹ nên tìm hiểu về các vấn đề sức khỏe thường gặp ở trẻ, nhận biết các triệu chứng và nguyên nhân để có cách phòng tránh.

Menu xem nhanh:

Tiêu chảy

Tiêu chảy là một trong những căn bệnh thông thường của trẻ nhất. Nguyên nhân có thể do nhiễm trùng, không dung nạp thức ăn, hoặc uống nước ép trái cây quá nhiều.  Cho tới khi trẻ ngừng tiêu chảy, cha mẹ nên giữ trẻ ở nhà và cho uống nhiều nước. Nếu trẻ đã ăn thức ăn dạng rắn, nên tạm thời ngừng tiêu thụ sữa, chất xơ và các loại đồ ăn chiên rán nhiều dầu mỡ. Đưa trẻ tới bệnh viện để kiểm tra ngay nếu tình trạng tiêu chảy không thuyên giảm sau 24 giờ, trẻ dưới 6 tháng tuổi hoặc có các triệu chứng khác kèm theo như sốt cao, nôn, phân có màu hoặc màu đen, đau bụng.

Sốt

Hãy nhanh chóng đưa trẻ tới bệnh viện ngay nếu trẻ dưới 3 tháng tuổi có nhiệt độ trực tràng là 38 độ C hoặc cao hơn.

Hãy nhanh chóng đưa trẻ tới bệnh viện ngay nếu trẻ dưới 3 tháng tuổi có nhiệt độ trực tràng là 38 độ C hoặc cao hơn.

Ở trẻ sơ sinh, sốt cấp thấp có thể là dấu hiệu nhiễm trùng nghiêm trọng. Hãy nhanh chóng đưa trẻ tới bệnh viện ngay nếu trẻ dưới 3 tháng tuổi có nhiệt độ trực tràng là 38 độ C hoặc cao hơn. Để ý xem trẻ có bị đau tai, ho, chán ăn, nôn mửa, phát ban hoặc tiêu chảy hay không. Có thể làm dịu các triệu chứng khó chịu bằng cách cho trẻ uống nhiều nước, mặc quần áo thoáng và lau mát cho trẻ bằng nước ấm. Hãy hỏi ý kiến bác sĩ về việc sử dụng thuốc hạ sốt an toàn.
Táo bón
Trẻ bị táo bón có số lần đi cầu ít hơn bình thường, đi cầu phân cứng hay phân to, bài tiết khó khăn và đau. Cha mẹ có thể áp dụng một số biện pháp điều trị táo bón tại nhà như cho trẻ uống nhiều nước trái cây, ăn các loại thức ăn giàu chất xơ. Nếu táo bón vẫn tiếp tục duy trì và còn gây ra các triệu chứng khác như đau bụng hoặc nôn, nên nhanh chóng tới bệnh viện để điều trị.
Phát ban
Trẻ có làn da nhạy cảm. Phát ban có thể chỉ là những mụn nhỏ hoặc các tình trạng nghiêm trọng hơn như eczema. Để tránh phát ban tã, thay tã thường xuyên và bôi thuốc mỡ bảo vệ. Đối với eczema, cha mẹ nên tránh sử dụng xà phòng thô và giữ cho da luôn ẩm. Trong hầu hết các trường hợp, phát ban là không nghiêm trọng nhưng hãy gọi cho bác sĩ nếu phát ban ở trẻ rất đau và nghiêm trọng hoặc trẻ bị sốt.
Ho

Ho ở trẻ em có nhiều nguyên nhân khác nhau.

Ho ở trẻ em có nhiều nguyên nhân khác nhau.

Ho ở trẻ em có nhiều nguyên nhân khác nhau. Ho với sốt nhẹ có thể do cảm lạnh nhưng sốt cao hơn lại có thể là viêm phổi hay cảm cúm. Thở khò khè kèm theo ho có thể là hen suyễn hay nhiễm trùng. Sử dụng máy tạo ẩm phun sương mát và bổ sung chất lỏng cho trẻ sẽ làm giảm bớt các triệu chứng. Lưu ý một loại thuốc ho không nên sử dụng cho trẻ sơ sinh hoặc trẻ em dưới 4.
Khó chịu ở bụng
Quấy khóc liên tục, lưng cong và nhổ nước bọt là tất cả các triệu chứng của tình trạng khó chịu ở bụng ở trẻ. Nó có thể được gây ra bởi chứng rào ngược dạ dày, không dung nạp thức ăn, virus, hoặc các lý do khác. Hầu hết các trường hợp đau bụng ở trẻ không nguy hiểm và sẽ tự biến mất dần. Tuy nhiên nếu sự khó chịu ở bụng không cải thiện, trẻ buồn nôn, tiêu chảy, trở nên lờ đờ hoặc bị sốt, hãy nhanh chóng cho trẻ nhập viện.
Đau răng
Đến khoảng tháng thứ 6, trẻ sẽ bắt đầu mọc chiếc răng đầu tiên. Trước khi răng của trẻ nhú lên, cha mẹ sẽ thấy lợi của trẻ đỏ và sưng to, sốt nhẹ, làm trẻ lười ăn, khóc quấy, sút cân. Nhẹ nhàng massage nướu của bé bằng ngón tay có thể giúp trẻ cảm thấy dễ chịu hơn. Trẻ có thể ngứa lợi, thích mút ngón tay, cắn các vật rắn. Phụ huynh nên cho bé chơi các loại đồ chơi bằng vật liệu mềm, có hình tròn.
Ngạt mũi

Khi trẻ bị cảm lạnh, trẻ có thể cảm thấy ngạt mũi.

Khi trẻ bị cảm lạnh, trẻ có thể cảm thấy ngạt mũi.

Khi trẻ bị cảm lạnh, trẻ có thể cảm thấy ngạt mũi. Các loại thuốc chữa cảm lạnh tự kê đơn không dùng cho trẻ dưới 4 tuổi. Thay vào đó nên sử dụng nước muối để làm loãng chất nhầy và hút ra bằng khí dung.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:
Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital