Món ăn chữa rối loạn tiêu hóa khiến trẻ lười ăn, dẫn đến suy

Tham vấn bác sĩ
Phó Giáo sư, Tiến sĩ

Vũ Văn Khiên

Phó giám đốc phụ trách Nội soi tiêu hóa

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến rối loạn tiêu hóa, có thể do một chế độ ăn uống không hợp lý, mắc một số bệnh như viêm đại tràng, viêm loét dạ dày tá tràng… Đối với trẻ em, rối loạn tiêu hóa khiến trẻ lười ăn, dẫn đến suy dinh dưỡng; người lớn mệt mỏi, xanh xao và làm giảm chất lượng cuộc sống. Bài viết dưới đây muốn giới thiệu đến bạn đọc những món ăn chữa rối loạn tiêu hóa hiệu quả

Món ăn chữa rối loạn tiêu hóa

Cháo rau sam là một món ăn chữa rối loạn tiêu hóa rất tốt

1.  Cháo rau sam

Rau sam, búp ổi, quả hồng xiêm non rửa sạch cho vào nồi thêm nước đun sôi thật kỹ, chắt lấy nước bỏ bã. Gạo xay thành bột mịn, cho vào nước rau sam quấy đều, đun nhỏ lửa. Khi cháo chín cho bột gia vị vào. Ăn 2 lần/ ngày khi cháo còn đang nóng, ăn khi đói. Cần ăn liền 2 – 3 ngày sẽ có hiệu quả tốt. Búp ổi, quả hồng xiêm non có tính chát kết hợp với rau sam sẽ là một bài thuốc rất tốt trong việc chữa chứng rối loạn tiêu hóa

Món ăn chữa rối loạn tiêu hóa

Chè hạt lựu mật ong dễ ăn lại có tác dụng tốt đối với hệ tiêu hóa

2. Chè hạt lựu mật ong

Nguyên liệu gồm có một quả lựu, mật ong: lựu sử dụng phần hạt bên trong cho vào bát hấp cách thủy sau đó lấy lựu đã được hấp dầm nát chắt lấy nước và đổ mật ong vào trộn đều. Chè hạt lựu mật ong uống vào lúc đói và dùng 3 lần/ngày. Nên uống liên tục trong vài ngày để kết quả được tốt hơn.

Món ăn chữa rối loạn tiêu hóa

Quả phật thủ là nguyên liệu nấu cháo chữa rối loạn tiêu hóa

3. Cháo phật thủ, đường phèn

Nguyên liệu gồm có quả phật thủ, đường phèn và gạo lứt: Quả phật thủ rửa thật sạch và cho vào nước đun sôi, bỏ bã và giữ lại nước. Gạo lứt sau khi được đãi sạch, cho đường phèn vào nước quả phật thủ và nấu cháo. Chia thành nhiều bát nhỏ và ăn từ 2-3 bát. Duy trì ăn trong vài ngày sẽ có hiệu quả tốt hơn.

Món ăn chữa rối loạn tiêu hóa

Sữa chua giúp tăng cường sức khỏe cho hệ tiêu hóa

Bên cạnh đó, với những người bị rối loạn tiêu hóa cần lưu ý một số điểm sau:
_ Ăn chín, uống sôi và ăn những thực phẩm đảm bảo vệ sinh, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng
_ Mua thực phẩm tươi sống về chế biến, tránh để thức ăn quá lâu trong tủ lạnh
_ Rửa tay sạch trước khi ăn, trước khi chế biến thức ăn và sau khi đi vệ sinh.
_ Uống nhiều nước và ăn sữa chua để tăng cường sức khỏe cho hệ tiêu hóa.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital