Mổ tuyến giáp và những điều cần biết

Tham vấn bác sĩ

Mổ tuyến giáp là một trong những phương pháp được sử dụng để điều trị bướu tuyến giáp, ung thư tuyến giáp và bệnh cường giáp. Trong thủ thuật này, một phần hoặc toàn bộ tuyến giáp sẽ bị loại bỏ tùy theo tình trạng cụ thể của người bệnh.

Sau mổ tuyến giáp nhiều người có thể ra viện sau một hoặc hai ngày. Thời gian nằm viện, tốc độ phục hồi của bệnh nhân phụ thuộc vào độ tuổi, sức khỏe tổng thể, loại phẫu thuật và ung thư có còn hiện diện hay không (trong trường hợp ung thư tuyến giáp).
Mục đích của mổ tuyến giáp

Mổ tuyến giáp là một trong những phương pháp được sử dụng để điều trị bướu tuyến giáp, ung thư tuyến giáp và bệnh cường giáp.

Mổ tuyến giáp là một trong những phương pháp được sử dụng để điều trị bướu tuyến giáp, ung thư tuyến giáp và bệnh cường giáp.

Mổ tuyến giáp được sử dụng để điều trị các vấn đề về tuyến giáp:

  • Ung thư tuyến giáp
  • U tuyến giáp lành tính nhưng gây ra các biến chứng như khó thở, khó nuốt.
  • U tuyến giáp là u nang và tiếp tục chứa đầy chất lỏng trở lại cho dù đã được chọc hút một hoặc hai lần.
  • Bệnh cường giáp không thể điều trị bằng thuốc hoặc iot phóng xạ

Các phương pháp mổ tuyến giáp
Phẫu thuật hiếm khi được sử dụng để điều trị cường giáp. Phương pháp này hay được sử dụng nếu u tuyến giáp là quá lớn gây khó thở, khó nuốt hoặc u tuyến giáp đã được xác định hoặc nghi ngờ là ác tính (ung thư).
Phẫu thuật cắt bỏ một phần hay toàn bộ tuyến giáp tùy thuộc vào tình trạng cụ thể của người bệnh.

  • Cắt bỏ toàn bộ tuyến giáp: bác sĩ phẫu thuật sẽ loại bỏ toàn bộ tuyến giáp và các hạch bạch huyết xung quanh nó. Cả hai phần (thùy) của tuyến giáp thường được loại bỏ.
Phẫu thuật cắt bỏ một phần hay toàn bộ tuyến giáp tùy thuộc vào tình trạng cụ thể của người bệnh.

Phẫu thuật cắt bỏ một phần hay toàn bộ tuyến giáp tùy thuộc vào tình trạng cụ thể của người bệnh.

  • Cắt thùy tuyến giáp có hoặc không kèm theo cắt bỏ eo tuyến giáp: nếu u tuyến giáp nằm ở thùy, bác sĩ phẫu thuật sẽ chỉ loại bỏ thùy. Trong nhiều trường hợp eo tuyến giáp kết nối hai thùy cũng sẽ bị loại bỏ cùng. Sau khi phẫu thuật, khối u sẽ được kiểm tra dưới kính hiển vi để xem có tế bào ung thư hay không. Nếu có các tế bào ung thư, bác sĩ phẫu thuật có thể sẽ chỉ định cắt bỏ hoàn toàn tuyến giáp.
  • Cắt bỏ gần như toàn bộ tuyến giáp: bác sĩ sẽ chỉ loại bỏ một thùy hoàn chỉnh, eo tuyến giáp và một phần của thùy còn lại. Phương pháp phẫu thuật này thường được sử dụng để điều trị bệnh cường giáp do bệnh Graves gây ra.

Rủi ro
Mổ tuyến giáp được đánh giá là an toàn tuy nhiên vẫn có tồn tại một số rủi ro như:

  • Khàn tiếng và thay đổi giọng nói: các dây thần kinh điều khiển giọng nói của người bệnh có thể bị hư hỏng trong quá trình phẫu thuật tuyến giáp.
  • Suy tuyến cận giáp. Suy tuyến cận giáp có thể xảy ra nếu các tuyến cận giáp  bị cắt bỏ nhầm lẫn hoặc bị hư hỏng trong quá trình cắt bỏ toàn bộ tuyến giáp.

Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc có thắc mắc cần giải đáp về mổ tuyến giáp, xin vui lòng liên hệ với chúng tôi theo số điện thoại 1900 55 88 92 hoặc hotline: 0936 388 288.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:
Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital