Mổ thai ngoài tử cung cần kiêng những gì?

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKII

Nguyễn Văn Hà

Phó Giám đốc Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc TCI, Trưởng khoa Phụ Sản

Mổ thai ngoài tử cung cần kiêng những gì là băn khoăn của nhiều người. Vì sau phẫu thuật, cơ thể người bệnh yếu, cổ tử cung bị tổn thương,  chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt thế nào để nhanh chóng hồi phục, không ảnh hưởng khả năng sinh sản sau này rất quan trọng.

1. Thế nào là mổ lấy thai ngoài tử cung?

Phẫu thuật lấy thai ngoài tử cung là một trong những quy trình phẫu thuật phổ biến được thực hiện để chấm dứt thai kỳ ngoài tử cung. Bình thường, sau quá trình thụ tinh, trứng thụ tinh sẽ di chuyển từ 1/3 ngoài của vòi trứng vào trong buồng tử cung để phôi thai. Tuy nhiên, đôi khi vì lý do nào đó, phôi thai không nằm trong lòng tử cung mà nằm ở nơi khác ngoài tử cung, thường xảy ra chủ yếu ở vòi trứng (tỷ lệ khoảng 95-98%) và được gọi là chửa ngoài tử cung.

Việc tuân thủ chặt chẽ các quy tắc sau phẫu thuật lấy thai ngoài tử cung là quan trọng để đảm bảo an toàn và nhanh chóng hồi phục.

Việc tuân thủ chặt chẽ các quy tắc sau phẫu thuật lấy thai ngoài tử cung là quan trọng để đảm bảo an toàn và nhanh chóng hồi phục.

Chửa ngoài tử cung là một bệnh lý sản phụ khoa cấp tính, khiến phôi thai không thể phát triển như phôi thai bình thường. Điều này đe dọa tính mạng và sức khỏe của phụ nữ, đặc biệt khi nó vỡ gây chảy máu ồ ạt trong ổ bụng.

Để ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng của phụ nữ, phôi thai ngoài tử cung cần phải được loại bỏ. Hiện nay, có hai phương pháp phẫu thuật chính được sử dụng để điều trị thai ngoài tử cung: phẫu thuật nội soi và phẫu thuật mổ mở. Sự lựa chọn giữa hai phương pháp này phụ thuộc vào tình trạng cụ thể của khối thai và khuyến nghị của bác sĩ điều trị.

– Phẫu thuật nội soi loại bỏ thai ngoài tử cung được áp dụng khi khối thai có kích thước lớn nhưng chưa gây vỡ. Bác sĩ sẽ thực hiện một trong hai loại phẫu thuật: mở thông ống dẫn trứng hoặc cắt bỏ ống dẫn trứng.Trong trường hợp phẫu thuật mở thông ống dẫn trứng, thai ngoài tử cung sẽ được loại bỏ và vòi trứng vẫn được giữ nguyên. Còn đối với phẫu thuật cắt bỏ ống dẫn trứng, cả thai nhi lẫn vòi trứng đều sẽ được loại bỏ.

– Phẫu thuật mổ mở: Khi thai ngoài tử cung có kích thước lớn và bị vỡ, phẫu thuật mổ mở là phương pháp cần thiết để điều trị triệt hạng. Trong tình huống này, khi ống dẫn trứng bị hư hỏng, nó sẽ cần phải được loại bỏ.

2. Những điều lưu ý sau khi mổ lấy thai ngoài tử cung

2.1 Hạn chế sinh hoạt và vận động mạnh

Sau khi phẫu thuật lấy thai ngoài tử cung, tình trạng sức khỏe của bệnh nhân vẫn còn yếu và cảm thấy đau đớn do tử cung bị tổn thương và vết mổ chưa hoàn toàn lành. Đây là giai đoạn quan trọng trong quá trình phục hồi, chị em cần tập trung vào việc nghỉ ngơi và hạn chế vận động.

– Kiêng quan hệ tình dục: Trong 3 – 6 tuần đầu sau phẫu thuật, người bệnh cần tạm ngừng quan hệ tình dục để tránh tác động lên các cơ quan bụng dưới và đảm bảo vùng vết mổ không bị tổn thương thêm. Điều này rất quan trọng để tránh tình trạng vết thương bục chỉ, mất máu và đau kéo dài.

Tuân theo hướng dẫn của bác sĩ sau khi mổ thai ngoài tử cung

Tuân theo hướng dẫn của bác sĩ sau khi phẫu thuật lấy thai ngoài tử cung

– Hạn chế mang vác vật nặng, làm việc nặng: Trong thời gian 10 – 15 ngày đầu sau phẫu thuật, bệnh nhân không nên làm việc nặng nhọc hoặc mang đồ vật nặng. Nghỉ ngơi tại chỗ là cần thiết để hỗ trợ quá trình lành vết mổ, chỉ di chuyển cần thiết trong nhà để kích thích máu lưu thông và giúp lành vết mổ.

– Trong giai đoạn hồi phục, bệnh nhân không được để cơ thể nhiễm lạnh. Không tắm nước lạnh, không tắm khuya và hạn chế uống nước đá. Nếu cần, sử dụng nước ấm để tắm rửa và lau cơ thể. Trong tuần đầu sau phẫu thuật, nên tránh tắm.

– Trong tuần đầu sau phẫu thuật, người bệnh không nên ngồi xe trên đoạn đường dằn, xóc. Hãy kiêng cử động mạnh và tập thể dục trong 2 tháng đầu để đảm bảo vùng vết mổ đã lành hoàn toàn. Chỉ nên đi bộ nhẹ khoảng 15 phút sau khi vết mổ đã hoàn toàn lành.

–  Bác sĩ sẽ cung cấp hướng dẫn cụ thể về các hoạt động cần kiêng cữ sau phẫu thuật. Tuân thủ hướng dẫn này giúp tránh tình trạng vết mổ sưng, viêm nhiễm và đảm bảo quá trình phục hồi suôn sẻ. Cần tái khám theo lịch trình đã chỉ định để được theo dõi và tư vấn kịp thời.

2.2 Chế độ dinh dưỡng sau phẫu thuật

Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong quá trình hồi phục sau phẫu thuật lấy thai ngoài tử cung. Để đảm bảo quá trình này diễn ra một cách thuận lợi, người bệnh cần chú ý hạn chế một số loại thực phẩm sau đây trong chế độ ăn của mình:

– Không ăn gừng sau mổ: Gừng có chứa thành phần gây co thắt tử cung vì thế mà sẽ khiến cho tử cung tổn thương, xuất huyết.

– Kiêng ăn đậu nành: Mặc dù đậu nành rất tốt cho phụ nữ tuy nhiên với những phụ nữ sau khi phẫu thuật lấy thai ngoài tử cung thì đây không phải là sự lựa chọn đúng đắn. Trong đậu nành có chứa chất phytate gây trở ngại cho việc hấp thụ sắt, trong khi thời điểm này, thai phụ cần một lượng máu để bù máu cho cơ thể sau khi đã mổ thai ngoài dạ con. Tốt nhất, là sau khi mổ thai ngoài dạ con, nên kiêng những thực phẩm này trong một thời gian.

Chị em cần tránh các loại đồ uống có cồn, chất kích thích sau khi mổ thai ngoài tử cung

Chị em cần tránh các loại đồ uống có cồn, chất kích thích sau khi mổ lấy thai ngoài tử cung

– Kiêng những thực phẩm tính hàn: Cua, ốc, cá, rau đay… đặc biệt là ba ba, nha đam, rau sam, đu đủ xanh, hạt ý dĩ – những thực phẩm mang tính hàn này không nên ăn sau khi phẫu thuật thai ngoài tử cung. Chúng sẽ ức chế sự ngưng tụ của máu, không có lợi cho đông máu.

– Kiêng những thực phẩm khiến vết mổ lâu lành: Các thực phẩm như đồ nếp, rau muống, lòng trắng trứng gà… bởi sẽ làm tăng quá trình tạo mủ viêm, vết mổ vì thế sẽ lâu lành hoặc gây sẹo lồi.
Thêm vào đó, nên kiêng rượu, bia, cà phê, đồ cay, gừng, tỏi,… vì gây hại rất lớn đến sức khỏe của chị em, khiến cho tử cung khó phục hồi.

Trong chế độ dinh dưỡng sau mổ thai ngoài dạ con, người bệnh cần uống nước thường xuyên để giảm sự bay hơi nước của cơ thể, tạo điều kiện cho hoạt động trao đổi chất tốt hơn.  Cần nạp thêm vitamin từ việc ăn nhiều rau tươi và trái cây để dễ tiêu hóa, bổ sung protein để phòng tình trạng thiếu máu do thiếu sắt bằng những loại thực phẩm như cá tươi, trứng, sữa, thịt gà, thịt lợn…

Sau khi mổ thai ngoài tử cung, việc chú ý trong dinh dưỡng cũng như trong sinh hoạt vô cùng quan trọng. Hi vọng những thông tin trên đây sẽ mang đến những điều bổ ích giúp chị em chăm sóc sức khỏe tốt hơn.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:
Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital