Men gan cao nên ăn gì? đề tài được nhiều người quan tâm

Tham vấn bác sĩ
Thạc sĩ, Bác sĩ, Thầy thuốc ưu tú

Tạ Quang Mậu

Bác sĩ Nội Khoa

Men gan cao là dấu hiệu cảnh báo gan mật đang bị tổn thương. Trong điều trị bệnh lý này chế độ ăn uống đóng vai trò vô cùng quan trọng vì vậy men gan cao nên ăn gì luôn là đề tài được nhiều người quan tâm cần được giải đáp.

Nguyên nhân do đâu khiến men gan tăng?

Men gan nằm trong tế bào gan, tham gia vào các quá trình chuyển hóa các chất trong cơ thể. Vì vậy, khi bị rối loạn chức năng gan men gan sẽ tăng cao. Những nguyên nhân khiến men gan tăng cao như:

– Viêm gan cấp do bất kể nguyên nhân gì đều làm men gan tăng đặc biệt là tăng rất cao, gấp 7-8 lần trở lên.

Có nhiều nguyên nhân khiến men gan cao

Có nhiều nguyên nhân khiến men gan cao

– Viêm gan mạn tiên triển, viêm gan dẫn đến xơ gan do rượu, chất độc, thiểu dưỡng, ung thư gan.
– Tắc đường mật do giun, sỏi; viêm tụy, tắc ruột, viêm dạ dày cấp… cũng làm tăng men gan nhưng mức độ tăng không nhiều như trong viêm gan.
– Các bệnh truyễn nhiễm như sốt rét, sởi, sốt xuất huyết, nhiễm trùng máu… trong giai đoạn toàn phát cũng làm tăng men gan.
– Ngoài ra men gan có thể tăng trong các bệnh do ứ sắt, viêm gan tự miễn, bệnh lý tự miễn ở ruột non. Với một số thuốc dùng để điều trị một bệnh nào đó nhưng cũng có thể gây tác dụng phụ làm ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa của tế bào gan hoặc gây ngộ độc tế bào gan làm xuất hiện viêm gan cấp tính do thuốc, ví dụ ngộ độc thuốc điều trị lao.

Men gan cao nên ăn gì?

Đối với bệnh nhân tăng men gan, cần phải xây dựng một chế độ ăn cân bằng dinh dưỡng, phải ăn những thức ăn thanh đạm dễ tiêu hóa và bảo vệ gan, không nên ăn những thực phẩm như thịt nhiều mỡ, nên ăn nhiều rau xanh có lợi cho sức khỏe.

Người bệnh men gan cao nên bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, ăn nhiều rau quả tươi

Người bệnh men gan cao nên bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, ăn nhiều rau quả tươi

– Khi bị men gan cao, người bệnh nên ăn rau quả tươi, bổ sung vitamin và các nguyên tố vi lượng có lợi cho khả năng miễn dịch và nâng cao sức đề kháng với bệnh tật.

– Người bệnh cũng nên ăn những thực phẩm giàu protein dễ tiêu hóa và hấp thụ như cá, chế phẩm từ đậu, sữa; những đồ này có lợi cho việc hồi phục tế bào gan bị tổn thương, nâng cao khả năng chống lây nhiễm của cơ thể.

– Ngoài ra, những thực phẩm thuộc họ nấm như mộc nhĩ, nấm rất tốt cho bệnh nhân bị tăng men gan bởi những thực phẩm này có dinh dưỡng phong phú và có lợi cho việc nâng cao chức năng miễn dịch cơ thể, thúc đẩy hình thành kháng thể cũng có hiệu quả nhất định trong việc làm giảm men gan.

– Bệnh nhân cũng được khuyến cáo không nên ăn các thực phẩm có tính cay, kích thích và nhiều mỡ, đường và cholesterol để tránh tăng gánh nặng cho gan tránh làm bệnh phát triển thêm. Người bệnh không nên sử dụng rượu bia và các chất kích thích để giảm độc tố trong gan.

 – Bên cạnh đó người bệnh cần tăng cường vận động thể dục thể thao thường xuyên để hỗ trợ hồi phục chức năng gan.

Khám sức khỏe định kỳ thường xuyên ngừa bệnh lý gan mật

Khám sức khỏe định kỳ thường xuyên ngừa bệnh lý gan mật

Những triệu chứng men gan tăng cao thường khó nhận biết chính vì vậy bạn cần chủ động thăm khám sức khỏe định kỳ thường xuyên ít nhất 1 – 2 lần 1 năm để được bác sĩ thăm khám chẩn đoán và điều trị kịp thời hiệu quả (nếu có bệnh).

Với những người có chỉ số men gan tăng cao thì nên gặp bác sĩ chuyên khoa gan mật để sớm được điều trị, theo dõi và xét nghiệm định kỳ 3 tháng 1 lần hoặc theo lịch hẹn của bác sĩ vì nếu tình trạng này xảy ra kéo dài mà không điều trị sẽ rất dễ xảy ra các biến chứng như xơ gan,… ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và khó điều trị.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:
Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital