Máu báo có thai như thế nào? lượng máu bao nhiêu

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKII

Nguyễn Văn Hà

Phó Giám đốc Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc TCI, Trưởng khoa Phụ Sản

Máu báo có thai như thế nào? Thường có màu gì, lượng máu bao nhiêu, cách phân biệt ra sao? Hãy tìm lời giải đáp ở thông tin mà chúng tôi cung cấp.
Máu báo có thai như thế nào?
Máu báo có thai là một dấu hiệu mang thai sớm nhất để chị em phụ nữ nhận biết mình đang mang thai. Tuy nhiên, nhiều chị em lại dễ nhầm lẫn máu báo thai với máu kinh nguyệt vì thời điểm xuất hiện của máu báo thai gần với thời gian xuất hiện của kỳ kinh.

1. Máu báo có thai xuất hiện do dâu?

Máu báo có thai xuất hiện do quá trình làm tổ của thai nhi, cho thấy phôi thai đã làm tổ trong tử cung. Nguyên nhân là do quá trình làm tổ của phôi thai trong tử cung sẽ làm bong một phần rất nhỏ lớp niêm mạc của tử cung vì thế gây hiện tượng chảy máu vùng kín.

2. Số lượng máu báo có thai như thế nào?

Lượng máu báo thai khác nhau tùy từng người. Có người không ra giọt máu nào, có người ra một vài giọt nhỏ, có một số chị em thấy máu báo thai ra với số lượng lớn. Tuy nhiên, dù nhiều hay ít, về cơ bản máu báo thai thường số lượng ít so với máu kinh nguyệt, không gây ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt của chị em.

3. Thời gian máu báo thai xuất hiện

Máu báo thai thường xuất hiện sau khi có quan hệ tình dục và có thai khoảng 8 – 10 ngày. Nhiều người bị nhầm với máu kinh nguyệt, vì xuất hiện thời điểm gần nhau. Tuy nhiên  có thể phân biệt máu báo thai và máu kỳ kinh khá dễ:
Máu bao thai: chỉ từ 1 – 2 ngày, số lượng máu báo thai ít. Trong khi đó máu kinh nguyệt kéo dài từ 3 – 5 ngày, số lượng rất lớn, trung bình khoảng 50ml.

4. Máu báo thai có màu gì?

Máu báo khi mang thai thường xuất hiện với dạng đốm nhỏ, có màu hồng phớt hoặc nâu, không có máu đông hoặc mảng vụn, không lẫn dịch nhầy.

5. Xử lý thế nào với máu báo thai?

Khi xuất hiện máu báo, nên dùng băng vệ sinh để dễ quan sát màu sắc, số lượng, và thông báo với bác sĩ về tình hình của mình. Sau khi chậm kinh khoảng 7- 10 ngày, nên dùng que thử thai, thực hiện đúng theo hướng dẫn để có kết quả chính xác.
Sau đó nên đến bệnh viện để thăm khám và được chẩn đoán. Nếu là có thai, bác sĩ sẽ tư vấn cách sinh hoạt nghỉ ngơi cũng như lịch khám thai cần thiết.

Đến bệnh viện để thăm khám và được chẩn đoán, xử trí đúng cách

Đến bệnh viện để thăm khám và được chẩn đoán, xử trí đúng cách

6. Những trường hợp chảy máu âm đạo bất thường phân biệt với máu báo?

Chị em nên lưu ý trường hợp ra máu khác cũng dẫn đến chảy máu âm đạo nguy hiểm như máu báo thai ngoài tử cung, máu báo dọa sẩy thai, máu báo viêm nhiễm cơ quan sinh dục…
– Máu báo thai ngoài tử cung: Máu ra dài có màu nâu hoặc là nâu đen, cảm giác đau bụng một bên và có thể kèm theo hiện tượng chuột rút tại phần bụng dưới.
– Máu báo dọa sảy thai: số lượng chảy máu âm đạo nhiều, kèm cục máu đông, sốt cao và đau bụng dưới.

Nếu số lượng chảy máu âm đạo nhiều, kèm cục máu đông, sốt cao và đau bụng dưới có thể là máu báo dọa sảy

Nếu số lượng chảy máu âm đạo nhiều, kèm cục máu đông, sốt cao và đau bụng dưới có thể là máu báo dọa sảy thai.

– Máu do viêm nhiễm phụ khoa: Lượng máu ra ít, không theo chu kỳ, cảm giác ngứa rát, khó chịu ở vùng kín, vùng kín có mùi hôi, dịch âm đạo nhiều hơn.
Máu báo có thai như thế nào? Thông tin mà chúng tôi cung cấp hi vọng rằng đã mang đến những chia sẻ hữu ích.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:
Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital