Mang thai mắc viêm âm đạo có nguy hiểm không

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKII

Nguyễn Văn Hà

Phó Giám đốc Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc TCI, Trưởng khoa Phụ Sản

Trong thời kỳ mang thai, cơ thể mẹ bầu nhạy cảm và môi trường âm đạo cũng không phải ngoại lệ khiến các vi khuẩn dễ xâm nhập gây viêm nhiễm nếu mẹ bầu không biết cách bảo vệ đúng cách. Nhiều người băn khoăn mang thai mắc viêm âm đạo có nguy hiểm không?

Triệu chứng viêm âm đạo khi mang thai

 

– Khí hư âm đạo: khí hư ra nhiều có màu trắng hoặc ngả màu vàng, mùi hôi tanh.

– Âm đạo sưng đỏ: đỏ ửng và có triệu chứng sưng, ngứa, rát.

Mang thai mắc viêm âm đạo có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé

Mang thai mắc viêm âm đạo có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé

Khí hư màu trắng đục hoặc xám, đặc có mùi tanh chảy ra từ âm đạo

– Nếu tình trạng viêm nhiễm nặng lây lan sang bộ phận xung quanh như đường tiết niệu thì thai phụ sẽ thấy buốt, rát khi tiểu tiện và đi tiểu nhiều lần.

Mang thai bị viêm âm đạo có nguy hiểm không?

Viêm âm đạo khi mang thai ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của mẹ và bé:

– Đối với mẹ: viêm âm đạo không chỉ gây ngứa ngáy khó chịu ở vùng kín mà viêm nhiễm có thể lây lan sang những cơ quan gần đó. Nhiễm trùng ngược dòng lên tử cung, vùng tiểu khung sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như: sảy thai, sinh non hoặc hiện tượng viêm màng ối, nhiễm khuẩn và vỡ ối thường gặp nhất đặc biệt là khi âm đạo bị viêm do trùng roi.

– Đối với trẻ sơ sinh: Nấm âm đạo có thể lây nhiễm sang trẻ sơ sinh đi qua cửa âm đạo, nấm dính vào niêm mạc miệng gây viêm niêm mạc miệng, viêm da do nấm. Ngoài ra, bé có thể bị suy dinh dưỡng từ khi ở trong bụng mẹ, bị thiếu tháng do sinh non, sức đề kháng yếu và rất dễ gặp tình trạng viêm phổi

Bí quyết hỗ trợ điều trị viêm âm đạo cho mẹ bầu

Viêm âm đạo là bệnh phổ biến ở mẹ bầu nếu được phát hiện sớm, mẹ bầu chỉ cần áp dụng một số phương pháp tự nhiên như sau:

  •  Ăn thường xuyên sữa chua sẽ giúp tăng cường hệ miễn dịch và nếu có bệnh nấm âm đạo thì cũng ở dạng nhẹ và nhanh khỏi.
Mẹ bầu ăn tỏi có thể tăng sức đề kháng

Mẹ bầu ăn tỏi có thể tăng sức đề kháng

  • Ăn tỏi thường xuyên trong các bữa ăn.
  • Tinh dầu trà cũng giúp đánh bật nấm âm đạo nhưng nó có thể gây kích ứng da. Không dùng nhiều hơn 1 – 2 giọt/nước tắm và nếu bị kích ứng (sưng tấy hay mẩn đỏ) thì phải ngừng sử dụng ngay và dùng nước sạch để tắm.

Ngoài ra, mẹ bầu nên đến bệnh viện để được bác sĩ thăm khám sản phụ khoa để được  bác sĩ thăm khám và chỉ định phương pháp hỗ trợ điều trị đúng cách.

Phòng tránh bệnh viêm âm đạo bằng cách

  • Giảm ăn đường và các thực phẩm ngọt. Tránh để vùng kín ở trong tình trạng nóng ẩm.
  • Nên mặc đồ lót bằng cotton, không tắm nước nóng, mặc quần jean và tắm lâu nếu bạn đang mắc bệnh.
  • Cũng tránh mặc các đồ bó sát.
  • Tránh dùng các xà phòng có chất tẩy mạnh khi vệ sinh vùng kín vì nó có thể làm thay đổi môi trường âm đạo, tạo điều kiện cho các loại nấm phát triển.
  • Khi đi vệ sinh, nên vệ sinh từ trước ra sau nhằm hạn chế tối đa sự lây lan vi khuẩn từ hậu môn lên.
  • Không dùng chất khử mùi và nếu đi bơi thì hãy luôn giặt sạch và phơi khô sau khi bơi xong.
Khi mang thai, mẹ bầu nên chủ động thăm khám thường xuyên theo chỉ định của bác sĩ

Khi mang thai, mẹ bầu nên chủ động thăm khám thường xuyên theo chỉ định của bác sĩ

Với những thông tin trên đây nếu bạn đọc còn băn khoăn cần được giải đáp cụ thể có thể liên hệ bệnh viện Thu Cúc theo số 1900 55 88 92/0936 388 288 để được tư vấn hỗ trợ.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital